Phòng chống tác hại của rượu bia bằng cách nào?

08:31 03/07/2018
Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo đang lấy ý kiến, đưa ra đề xuất lập Quỹ nâng cao sức khoẻ, hợp nhất với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá.


Báo động nạn ợu giả, rượu lậu

Cơ sở đề xuất Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng cần thiết phải có  luật Phòng chống tác hại rượu bia do rượu, bia ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người uống, và có nguy cơ gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội khác như tai nạn giao thông, ngộ độc, phí tổn chữa bệnh, gánh nặng kinh tế….

Tuy nhiên, báo cáo khảo sát của Euromonitor năm 2015 ước lượng khoảng 28% đồ uống có cồn ở Việt Nam là sản xuất trái phép, không đóng thuế và không được kiểm soát chặt chẽ, trong đó chiếm 97% sản lượng và giá trị của đồ uống có cồn trái phép là rượu gạo, rượu lậu. 

Euromonitor cho thấy Việt Nam thất thoát khoảng 441 triệu USD/ năm vì thiếu kiểm soát thị trường đồ uống có cồn trái phép, mà chủ yếu là rượu lậu, rượu tự nấu. 

Thống kê của Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát năm 2017 cho thấy 80% lượng rượu hiện nay được tiêu thụ trên thị trường không được dán tem thuế. Điều này đồng nghĩa với việc 80% lượng rượu được tiêu thụ trong nước không được kiểm soát về mặt chất lượng.

Mỗi năm rượu lậu đang khiến Nhà nước thất thu khoản tiền không nhỏ.

Thực tế, cứ vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, tình trạng rượu lậu, rượu giả lại “nóng” lên, kèm theo số các vụ ngộ độc rượu tăng cao. 

Tại Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức vào tháng 1- 2018, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho biết nguyên nhân khiến ngộ độc rượu có xu hướng gia tăng là do thị trường vẫn tồn tại rượu không đảm bảo an toàn, rượu chứa hàm lượng methanol cao (cồn công nghiệp), rượu giả… do các đối tượng đã pha chế cồn công nghiệp có nồng độ methanol cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép để bán cho người tiêu dùng. 

Trong số các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc rượu do hàm lượng methanol cao chiếm 32,1%; rượu ngâm thuốc lá chiếm 17,9%; rượu ngâm cây rừng độc chiếm 39,3%...

Rõ ràng, nguyên nhân chính dẫn đến những tác hại của bia rượu như Bộ Y tế quan ngại xuất phát từ hạn chế trong công tác quản lý chất lượng bia rượu lưu hành trên thị trường, ý thức kém của các đối tượng sản xuất phi pháp, sẵn sàng vi phạm pháp luật vì lợi nhuận cao, và còn bởi thói quen mua hàng dễ tính của người tiêu dùng như mua hàng không lấy hóa đơn, chứng từ, không kiểm tra tem, nhãn,...

Rượu tự nấu không nhãn mác, không được kiểm tra chất lượng luôn là nguy cơ gây hại sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Tiến Vị, Phó chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết, hiện nay một số nước trên thế giới ban hành luật về rượu bia, như Luật “kiểm soát đồ uống có cồn” hoặc “Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”, nhưng không quốc gia nào có luật về phòng chống tác hại rượu bia như Dự thảo Luật này. 

Việt Nam đã có một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ điều chỉnh mặt hàng rượu, bia. Bởi vậy cần xem xét kỹ sự cần thiết lập ra Luật mới, và Dự thảo Luật nếu được thông qua nên tập trung vào việc cấm đồ uống có cồn trái phép (rượu lậu, rượu tự nấu…), vì những loại đồ uống này không an toàn cho sức khoẻ, chủ cơ sở sản xuất trốn thuế, gây ra nhiều hệ lụy như đã nói ở trên.

Lập quỹ mới có giảm tác hại rượu, bia?

Đề cập đến việc lập Quỹ nâng cao sức khoẻ, bà Nguyễn Thị Kim Thuý – Uỷ viên thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đặt câu hỏi: “Nếu gọi là Quỹ nâng cao sức khoẻ cộng đồng như dự thảo bằng cách hợp nhất Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá thì chưa thuyết phục. Liệu có đánh giá được kết quả thực hiện mục tiêu về cải thiện sức khoẻ hay không khi lập quỹ này?”.

Trong khi đó ông Matt Wilson, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam, lo ngại rượu, bia có thể sẽ tăng giá nếu các hãng phải đóng thêm một khoản vào Quỹ nâng cao sức khoẻ. 

“Ngoài phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp thêm gánh nặng thì sẽ tăng giá bán sản phẩm, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều hơn. Hậu quả lớn nhất ở đây là khi giá sản phẩm tăng lên thì sẽ có nhiều người tiêu dùng chuyển từ các sản phẩm an toàn, hợp pháp sang các sản phẩm đồ uống có cồn trái phép với giá thành thấp hơn, không an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm trái phép này hoàn toàn không đóng thuế và không đóng góp cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Như vậy là việc thành lập Quỹ sẽ dẫn đến tác động tiêu cực về kinh tế - giảm nguồn thu thuế - cũng như về sức khỏe – khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm đồ uống có cồn trái phép, có hại cho sức khỏe.”, ông Matt nêu quan điểm.

Theo khảo sát của Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát Việt Nam, hiện rất ít quốc gia trên thế giới sử dụng các quỹ tương tự và hầu hết tỷ lệ chi thực tế cho phân bổ hoạt động phòng, chống tác hại đồ uống có cồn là rất thấp trên tổng nguồn thu của quỹ. 

Mặt khác, hiện các doanh nghiệp trong ngành đang tích cực thực hiện các chương trình truyền thông về uống có trách nhiệm một cách sáng tạo và hiệu quả. 

Chẳng hạn, nhãn hàng Heineken dành tới 10% ngân sách truyền thông hàng năm cho chương trình uống có trách nhiệm. Năm ngoái, hưởng ứng Năm An toàn giao thông 2017, nhãn hàng này đã thực hiện chương trình “Đã uống rượu bia thì không lái xe”, được đánh giá là rất có hiệu quả trong việc thay đổi thói quen tham gia giao thông của người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời mang đến giải pháp thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề này.

Với nội hàm dự luật hiện tại, nhất là đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khoẻ để phòng, chống tác hại của cả rượu bia và thuốc lá, ông Trần Quang Chiểu – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, cho rằng không có tính thuyết phục nên cần phải cân nhắc trước đề xuất lập quỹ này. “Đừng để nguồn lực Nhà nước bị phân tán, không được kiểm soát chặt chẽ”, ông Chiểu nhấn mạnh.

Thanh Sơn

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文