Quận 1 đề xuất 'nhường' một phần vỉa hè cho người bán hàng rong

18:40 20/03/2017
Đường Nguyễn Văn Chiêm, Chu Mạnh Trinh và Công viên Bách Tùng Diệp được lựa chọn để thí điểm mô hình phố hàng rong tại quận 1.

Chiều 20-3, UBND quận 1 báo cáo với UBND TP.HCM về các đề án kinh doanh vỉa hè trên địa bàn.

Ông Trần Thế Thuận (Chủ tịch UBND quận 1) cho biết, sau 2 tháng triển khai, chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, quận 1 đang bước vào giai đoạn duy trì trật tự vỉa hè một cách bền vững. Trong đó, giải pháp căn cơ là tổ chức lại cuộc sống cho người lao động.

Theo Chủ tịch quận 1, có 2 đối tượng lấn chiếm vỉa hè. Với đối tượng là những hộ kinh doanh mặt đường, phải tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm nếu tái phạm.
Phối cảnh phố hàng rong đường Nguyễn Văn Chiêm. Ảnh: H.H.

Tuy nhiên, với những người bán hàng rong, quận 1 hết sức trăn trở. “Việc buôn bán trên vỉa hè là cuộc sống của nhiều người lao động. Do đó, quận 1 phối hợp với sở ngành đề xuất xây dựng mô hình phố hàng rong”, ông Thuận nói.

Theo đề án, quận 1 sẽ thí điểm phố hàng rong trên vỉa hè tuyến đường Nguyễn Văn Chiêm, Chu Mạnh Trinh và Công viên Bách Tùng Diệp.

Dự kiến có 20 hộ được tham gia buôn bán hàng rong trên tuyến phố Nguyễn Văn Chiêm có chiều dài 40m. Phần vỉa hè cho người đi bộ sẽ còn khoảng 2m

Tại Công viên Bách Tùng Diệp, có 15 hộ kinh doanh từ 6-9h sáng. Còn đường Chu Mạnh Trinh bố trí cho 35 hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh hàng rong chủ yếu là ẩm thực. Quận 1 khuyến khích đồ ăn được sơ chế tại nhà.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng trong điều kiện TP hiện nay, phải chấp nhận hình thức quá độ, dành một phần vỉa hè làm nơi kinh doanh cho người dân.
Nhiều vỉa hè ở quận 1 đang bị chiếm dụng, đẩy người đi bộ xuống lòng đường. Ảnh: Lê Quân.

Dĩ nhiên, các phương án sắp xếp chưa thể đảm bảo cho tất cả bà con bán hàng rong. Tại các khu vực chưa thí điểm, ông Tuyến đề nghị quận 1 bố trí các khu vực kinh doanh khác, đảm bảo trật tự.

“Ẩm thực vỉa hè là một nét đặc sắc của TP. Vì vậy, mình có thể chọn những bà con kinh doanh vỉa hè có thương hiệu để đưa vào những nơi kinh doanh của thành phố. Trách nhiệm của chính quyền là phải đảm bảo bà con không bị đói, không phải đi vay nặng lãi, trẻ con không phải bỏ học”, ông Tuyến nói.

Phó chủ tịch UBND TP cũng lưu ý lãnh đạo quận 1: “Chấn chỉnh vỉa hè là việc phải làm, nhưng phải nắm được đời sống của người dân”.

Theo Zing

Tối 20/4, chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, nhiều tuyến đường hạn chế lưu thông nên người dân cần nắm các lộ trình thay thế để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mình.

Nơi sản xuất thuốc giả là khu nhà kho với các loại máy móc dùng để nghiền bột, trộn, đóng gói, ép vỉ… đang bị bụi bẩn bao phủ. Các vật dụng đựng nguyên liệu là bì xác rắn, chậu nhựa cáu bẩn, nhếch nhác; nguyên liệu sản xuất thuốc giả (than tre, phụ gia, dược liệu…) phơi bày khắp nơi…

Thông thường, các tiệm vàng - vốn được xem là nơi giao dịch tài sản quý giá an toàn nhưng hiện đang trở thành mục tiêu của những đối tượng lừa đảo với thủ đoạn bán hoặc cắm vàng giả. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho các tiệm vàng mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Lúc 1h10 ngày 20/4, cửa hàng nội thất Lộc Nghi chuyên bán thiết bị vệ sinh, nội thất thuộc Công ty TNHH Lộc Nghi (185 đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) xảy ra vụ hỏa hoạn thiêu rụi nhiều hàng hóa cùng 700 m2 nhà xưởng.

Sáng mai (21/4), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội) làm chủ tòa phiên tòa. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 9 ngày.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.