"Cửa hàng tạp hóa tử thần" làm 5 người chết sau khi uống rượu

14:27 11/04/2018
Ngày 11-4, thông tin từ Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Quảng Nam) đã có báo cáo chính thức về nguyên nhân tử vong của 4/5 nạn nhân trong vụ ngộ độc rượu vào ngày 13-3 vừa qua, cùng hàng chục người dân khác nghi ngộ độc rượu ở thôn Pà Păng (xã Cà Dy).

Qua đó, xét nghiệm của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã kết luận vụ ngộ độc thực phẩm này là do rượu có chứa Methanol. Để đi đến nhận định trên, cơ quan này đã dựa vào dịch tễ học, các theo dõi, chẩn đoán của khoa Cấp cứu (Trung tâm Y tế huyện Nam Giang) và kết quả xét nghiệm của Viện khoa học hình sự Bộ công an tại Đà Nẵng.

Như phản ánh của Báo CAND: Những cái chết vì rượu của các nạn nhân ở thôn Pà Păng xuất phát từ buổi mừng “xuất heo” ở nhà anh A Lăng Minh (33 tuổi, thôn Pà Păng, xã Cà Duy, huyện Nam Giang, Quảng Nam) vào chiều ngày 13-3-2018. 

Hôm đó, anh Minh vừa xuất chuồng lứa heo mới, thu về được một khoản tiền kha khá nên rủ bạn là các anh Hôih Nhân (24 tuổi), BhNước Geo (36 tuổi), AViết Giang (36 tuổi) cùng trú thôn Pà Păng mua rượu gạo tại một quán tạp hóa ở trong thôn về nhà uống. 

Ngay chiều tối hôm đó, sau tàn cuộc rượu, anh Nhân, Cheo, Giang cùng có các triệu chứng khó thở, người dần tím tái. Riêng anh Minh bất tỉnh ngay trên mâm rượu gia đình chưa kịp dọn… 

Khi thấy số thanh niên này “có biểu hiện lạ”, người thân và bà con trong thôn nghĩ đơn thuần: “Nó say rồi trúng gió Giàng” nên chỉ sơ cứu thông thường. Nhưng càng lúc, càng thấy các anh này người không chỉ tím tái mà rơi vào tình trạng hôn mê sâu, khiến cả thôn hoảng hốt gọi nhau khẩn cấp đưa cả 4 xuống Trung tâm Y tế huyện Nam Giang để các bác sĩ cấp cứu. 

Ngay chiều hôm đó, ở thôn Pà Păng còn có cả già làng B’nước A Chơm cũng được người nhà khẩn cấp đưa đến Trung tâm Y tế huyện vì cùng một triệu chứng “tím tái, hôn mê sâu”. Trước đó, già Chơm lúc chiều đi thăm ruộng rau về bèn tạt vào quán tạp hóa của bà KPhu Nga (người cùng thôn) mua rượu gạo để uống cho bữa cơm bớt nhạt miệng. Nào ngờ, mới cạn có hơn 2 ly rượu thì già Chơm cũng lăn đùng ra bất tỉnh…

Những nạn nhân vụ ngộ độc rượu tập thể nằm điều trị tại Trung tâm y tế và bệnh viện BV Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Chiều tối 13-3, già Chơm và A Lăng Minh đã tử vong tại Trung tâm Y tế huyện. Riêng Nhân, Cheo và Giang phải chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, tối ngày 15-3 do tình trạng ngộ độc nặng A Viết Giang đã tử vong và rồi trưa ngày 23-3 sau hơn một tuần được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng anh Hôih Nhân là nạn nhân thứ 4 không qua khỏi. 

Theo điều tra của công an huyện Nam Giang và thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Nam Giang cung cấp thì: Kết quả khám nghiệm pháp y đối với các nạn nhân A Lăng Minh; A Viết Giang và Hôih Nhân đã xác định những triệu chứng, biểu hiện cho thấy cả 3 nạn nhân này tử vong vì ngộ độc Methanol. 

Nghi án do rượu Methanol độc càng được củng cố bởi nạn nhân thứ 4 là già làng B’nước A Chơm tử vong sau khi mua rượu từ cửa hàng tạp hóa của bà KPhu Nga về uống. Quán tạp hóa này chính là nơi bán rượu cho các nạn nhân A Lăng Minh và A Viết Gian, Hôih Nhân, B Nướch Cheo.

Đáng trách và lo ngại hơn, trong khi cơ quan điều tra đang xác minh làm rõ nguyên nhân, thì ngay trong lúc tổ chức đám tang cho già làng Chưm và anh Minh, gia đình các nạn nhân lại tiếp tục mua rượu tại quán bà KPhu Nga để mời người làng “uống rượu chia buồn” theo tập tục địa phương.  Và hậu quả không chỉ 5 nạn nhân kể trên nguy kịch, thương vong, mà từ chiều tối ngày 15 đến 16-3 ở thôn Pà Păng còn có thêm hơn 30 người khác lại tiếp tục phải vào cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Nam Giang vì các triệu chứng ngộ độc rượu..

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết: Kết quả điều tra và theo lời khai nhận của bà Nga thì toàn bộ số rượu mà các nạn nhân uống được bà ta mua của bà Zơ râm Chiếu cũng ngụ ở thôn Pà Păng. Rượu này được bà Chiếu nấu thủ công theo phương pháp lên men tự nhiên, nguồn men rượu mua ở tỉnh Đắk Lắk. 

Sau vụ việc xảy ra, huyện Nam Giang đã thành lập đoàn liên ngành an toàn thực phẩm tiến hành thu giữ, niêm phong số rượu, men rượu còn lại tại quán tạp hóa nhà bà Nga, tại cơ sở nấu rượu của bà Chiếu và tại nhà các nạn nhân đã mua rượu của quán. Đồng thời, thu thập các thông tin, chứng cứ, mẫu vật, mẫu rượu, các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, lấy lời khai từ các bên phục vụ cho công tác điều tra. 

Đại tá Đức Dũng - Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam: Người tiêu dùng hãy cảnh giác!

Nguyên nhân đầu tiên và đáng báo động là tình trạng bán rượu tự pha chế, không rõ nguồn gốc xuất xứ và vì “ham lợi nhuận” của những cơ sở tự nấu và sản xuất rượu gạo gây nên. Nhưng một phần cũng do sự chủ quan của chính người dân. Nhiều người ham rẻ, nhất là những người lao động nghèo thường không chú trọng đến nguồn gốc rượu khi mua, hay bạ đâu uống đấy, coi thường tính mạng chính mình. Do vậy, ngoài việc tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng thì chính người dân cũng cần chủ động tìm hiểu rõ nguồn gốc của loại rượu định uống. 


Rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam

Một chủ hộ chuyên nấu rượu khi bị kiểm tra đã thừa nhận: “Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam. Trước đây, một ang gạo (tương đương 8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó thành hèm, chờ mất ít nhất là 5-7 ngày nhưng lấy được chỉ gần 8 lít rượu. Bây giờ thì khác, ủ men Trung Quốc thu lượng rượu gấp đôi, đó là chưa nói  pha thêm cồn công nghiệp cho nhiều rượu, lãi cao... mỗi ngày kiếm được cũng cả vài trăm ngàn đồng!. Đáng nói hơn, mặc dù ở một xã có đến hàng chục lò rượu lớn nhỏ các loại vậy nhưng lúc nào cũng “khan hàng”, nhất là hàng xuất ngược lên miền núi…!? 


Hoài Thu

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文