Dành đất sống cho loài thú quý hiếm tại Núi Thành

10:01 15/07/2021
Theo khảo sát thực tế trên khoảng 30ha rừng tự nhiên ở núi Hòn Dồ, Hòn Ông, Dương Bông và Dương Bản Lầu tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có gần 70 cá thể Chà vá chân xám (CVCX) trong 6 đàn. Vì thế, tỉnh Quảng Nam đã lên phương án bảo vệ đàn CVCX này, xây dựng đề án bảo tồn loài CVCX tại xã Tam Mỹ Tây đến năm 2030, tầm nhìn 2050.



CVCX là loài thú linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum. Hiện có khoảng 1.500 - 2.000 cá thể, trong đó các tỉnh Tây Nguyên có khoảng 1.000 cá thể. CVCX thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.

Ở Quảng Nam, loài này có phân bố tại các huyện như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Nam Giang, Phước Sơn… Quần thể có số lượng lớn nhất khoảng 200 cá thể tại Hòn Mỏ thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, huyện Nông Sơn.

Qua khảo sát ghi nhận tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành có gần 70 cá thể Chà vá chân xám sinh sống.

Riêng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, theo khảo sát thực tế trên khoảng 30ha rừng tự nhiên ở núi Hòn Dồ, Hòn Ông, Dương Bông và Dương Bản Lầu thuộc thôn Tú Mỹ và Tịnh Sơn, xã Tam Mỹ Tây có gần 70 cá thể CVCX trong 6 đàn.

Tuy nhiên, đây là dải rừng nghèo, hẹp trên núi đá, chiều ngang dao động khoảng 50m-150m. Rừng tự nhiên giữa các hòn bị chia cắt bởi rẫy trồng keo của người dân, và bị cô lập với các hệ sinh thái rừng tự nhiên khác khoảng cách 7-10km.

CVCX tại huyện Núi Thành đối mặt với nhiều mối đe dọa đến sự sinh tồn của quần thể gồm cả yếu tố tự nhiên như thiếu thức ăn, nơi ở, nước uống, khó chống chịu lúc thời tiết quá nóng hoặc lạnh; nguy cơ thoái hóa nguồn gen do giao phối cận huyết; tác động từ con người gồm nguy cơ săn bắn, bẫy bắt, cháy rừng, lấn chiếm rừng làm rẫy, khai thác lâm sản ngoài gỗ,...

Các cá thể Chà vá chân xám quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.

Do đó, từ năm 2019, UBND xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành đã thành lập “Nhóm tuần tra thôn bản” để tăng cường công tác tuần tra bảo vệ đàn CVCX. Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ, phối hợp từ Tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2 trong việc tuyên truyền pháp luật bảo vệ CVCX ở các xã Tam Mỹ Tây, Tam Hiệp, Tam Thạnh, Tam Trà.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay “Đề án bảo tồn loài CVCX tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050” đã được trình lên UBND tỉnh và đang chờ họp nghe báo cáo, thẩm duyệt.

Mục tiêu lâu dài của đề án nhằm bảo tồn, phát triển bền vững quần thể CVCX tại xã Tam Mỹ Tây và góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Mục tiêu ngắn hạn nhằm bảo vệ và phục hồi được 60ha rừng tự nhiên là rừng đặc dụng tại Hòn Dồ, Dương Bông, Hòn Ông và Dương Bản Lầu để đảm bảo sinh cảnh sống cho các cá thể CVCX.

Đến năm 2030, nâng tổng diện tích môi trường sống mà CVCX có thể sử dụng lên 150ha nhằm đáp ứng sự tồn tại và phát triển của quần thể, cũng như phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục nâng cao nhận thức, du lịch sinh thái và góp phần phát triển sinh kế cho địa phương; phấn đấu để quần thể CVCX phát triển lên khoảng 100-150 cá thể đến năm 2030; duy trì và phát triển ổn định khoảng 150 cá thể CVCX cho đến hết năm 2050.

Chà vá chân xám là loài thú linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp cần được bảo vệ.
Quảng Nam đã xây dựng đề án bảo tồn loài Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành và đang chờ được xét duyệt. 
Trong giai đoạn 2021-2025 sẽ chuyển đổi dần mục đích sử dụng rừng sản xuất lên rừng đặc dụng. Chuẩn bị hồ sơ để xác lập được Khu bảo tồn loài và sinh cảnh trước năm 2030 nhằm bảo tồn CVCX và đa dạng sinh học hiệu quả hơn với tổng diện tích dự kiến 60ha (gồm 30ha rừng tự nhiên và 30ha nương rẫy sau thu hồi, đền bù).
Ngọc Thi

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và Thượng tướng Lê Quý Vương, Chủ tịch Hội Cựu CAND Việt Nam, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Hội Cựu CAND Việt Nam trong công tác bảo đảm ANTT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.