Quảng Nam công bố chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sâm củ
- Phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh
- Triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh
- Thành lập Trung tâm Sâm Ngọc Linh
- Quảng Nam: Sẽ ươm trồng khoảng 9 triệu cây sâm Ngọc Linh
Chiều 29-8, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) tổ chức công bố chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ.
Theo Quyết định số 3235/QĐ-SHTT ngày 26-8, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00049 cho Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý là Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam, chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” với sản phẩm sâm củ.
Đại diện lãnh đạo Bộ KH&CN trao chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ cho lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. |
Khu vực địa lý được cấp giấy chứng nhận là xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm K5, sâm trúc…
Đây là loại cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh. Cả nước chỉ có 5 huyện với 16 xã thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum là có sâm Ngọc Linh.
Sâm củ Ngọc Linh đã được cấp chỉ dẫn địa lý. |
Được biết, hiện sâm Ngọc Linh có giá rất cao, từ 45-150 triệu đồng/kg, tùy theo kích thước, độ tuổi của sâm. Vì vậy, hiện nay huyện Nam Trà My xác định sâm Ngọc Linh là cây xóa nghèo nên huyện phối hợp cung cấp giống sâm cho người dân trồng được 1 năm tuổi và phát triển rất tốt.
Tính đến thời điểm hiện nay, hơn 500 hộ dân tại 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang của huyện này đã trồng được khoảng 250ha sâm. Ngoài ra, UBND huyện Nam Trà My đã quy hoạch phát triển vùng sâm gốc tại vườn sâm Tắc Ngo với diện tích 70ha.