Quảng Nam sơ tán hàng trăm nghìn hộ dân tránh bão số 13

16:50 13/11/2020
Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ sơ tán 161.000 hộ dân ven biển; đối với khu vực miền núi có khả năng sạt lở lớn, tỉnh đã lên kế hoạch dự kiến sơ tán 10.000 hộ dân ở 93 điểm có nguy cơ cao; và sơ tán khoảng 45.000 dân ở vùng ngập lụt dọc theo hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn.



Ngày 13/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công điện khẩn về việc tập trung ứng phó bão số 13 và tình hình mưa lũ.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá bão số 13 là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 13 kết hợp với không khí lạnh tăng cường; dự báo từ ngày 14/11 đến 16/11 các địa phương trong tỉnh Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cường độ mưa to đến mưa rất to tập trung từ ngày 14/11 đến 15/11. Tổng lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 300mm.

Lực lượng Công an tại huyện Nam Trà My tuyên truyền, vận động người dân đi sơ tán để phòng chống bão, sạt lở đất.

Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, ven sông, suối, thuộc các huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Tình trạng ngập lụt diện rộng tiếp tục tại các vùng trũng thấp các huyện Nông Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn, TP Hội An và một số phường xã ven sông Bàn Thạch, sông Tam Kỳ tại TP Tam Kỳ.

Để chủ động ứng phó với bão số 13, tình hình mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước; trong đó, đối với bão triển khai sơ tán theo phương án ứng phó bão mạnh; đối với ngập lụt triển khai phương án sơ tán theo mức ngập báo động III +1m tại các trạm thủy văn, hoàn thành trước 12h ngày 14/11, đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ sơ tán 161.000 hộ dân ven biển; đối với khu vực miền núi có khả năng sạt lở lớn, tỉnh đã lên kế hoạch dự kiến sơ tán 10.000 hộ dân ở 93 điểm có nguy cơ cao; và sơ tán khoảng 45.000 dân ở vùng ngập lụt dọc theo hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn.

Chậm nhất đến 5h ngày 14/11, tất cả các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh sẽ vận hành điều tiết đưa mực nước hồ về mức an toàn để đón lũ.

Bên cạnh đó, chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân và khách du lịch ven biển, các đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.

Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 12h ngày 14/11.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 13, đã yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, kịp thời triển khai công tác ứng phó khi có yêu cầu.

Phối hợp lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, rà soát, tham mưu chính quyền địa phương kiên quyết di dời, đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; nhất là những khu vực bị ảnh hưởng của các đợt mưa, bão vừa qua.

Thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) vận hành điều tiết đưa mực nước hồ về mức an toàn để đón lũ.
Ngoài ra, lực lượng Công an đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, an toàn cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; chủ động kiểm tra, triển khai các phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ quan, trụ sở làm việc, cơ sở giam giữ, các mục tiêu trọng điểm do lực lượng Công an bảo vệ; triển khai lực lượng tham gia phối hợp chốt chặn, hướng dẫn, điều tiết, kiểm soát giao thông, cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm tràn, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm, kiên quyết không cho người và phương tiện di chuyển qua những khu vực ngập sâu, sạt lở đất… nguy hiểm; hướng dẫn các phương tiện đường thủy tổ chức neo đậu, tránh trú an toàn.
Ngọc Thi

Tối 30/4, khắp các tuyến phố trung tâm TP Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa, ánh sáng và âm thanh, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đông đảo người dân và du khách đã đổ về các điểm tổ chức sự kiện để hòa mình vào không khí lễ hội sôi động, náo nức.

Tối 30/4, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) đã giành chiến thắng trong trận bán kết lượt về Shoppee Cup 2024/2025 qua đó giành vé đi tiếp. Điều đặc biệt chiến thắng trên có sự đóng góp quan trọng của hàng thủ đại diện Việt Nam. HLV Mano Polking dường như đã tìm ra lời giải cho bài toán nhân sự nơi hàng công của CAHN.

Lúc 18h ngày 30/4, tại Công an phường Mỹ Xuân, TP Phú Mỹ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Văn Luân (SN 1989, thường trú tỉnh Quảng Bình) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".  

Chiều 30/4, đoàn công tác do Trung tá Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên Thiếu tá Hoàng Văn Huấn, cán bộ Phòng CSGT đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do bị thương khi làm nhiệm vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.