Quất Tứ Liên chết nhiều, đào Nhật Tân chưa hé nụ

09:52 19/12/2014
Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán nhưng nhiều người trồng quất ở Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội lại đang khóc ròng bởi tỷ lệ quất chết quá nhiều.

Những cây quất còn nguyên rễ, quả chín vàng chết héo khô nằm chất đống ở ven đường đê. Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên là thương hiệu nổi tiếng của Hà Nội trong dịp Tết, nhưng đến thời điểm này người nông dân chỉ còn biết trông chờ vào thời tiết với tỷ lệ được mùa 50/50.5 năm qua, đây là năm mà quất Tết Tứ Liên chết nhiều như vậy.

Sáng 16/12, có mặt ở khu vực ngoài bãi sông Hồng đoạn phường Tứ Liên, nhìn những đống quất cảnh bung rễ chết héo khô bên vệ đường mà thấy xót ruột. Chủ vườn quất Hải than thở: "Giá nó chết từ lúc mới trồng thì còn đỡ, đằng này gần đến ngày thu hoạch mới lăn ra chết". Anh Hải chỉ cho tôi cây quất thế cao hơn 2m quả chín vàng ươm và bảo: "Cây này đang chết quả mới vàng như thế. Tiền mua giống là 800 nghìn, chăm bẵm gần 1 năm nay tổng cộng mất hơn 1 triệu rồi". 

Tiếc của, tiếc công, anh Hải cố gắng khắc phục nhưng không ăn thua. "Rễ của nó hỏng hết, tổng cộng hơn 20 cây bị chết phải nhổ vứt đi" - anh Hải xót xa than. Theo anh thì nguyên nhân khiến quất của gia đình anh và bà con ở Tứ Liên chết nhiều là do đợt mưa tháng 7, tháng 8 năm nay làm cho những gốc quất úng nước, chỗ nào tiêu thoát nhanh thì không sao, chỗ nào úng lâu rễ bị hỏng hết. Và khi thời tiết rét, gió lạnh như hiện nay thì nó héo rũ, rụng quả.

Cây quất cảnh bạc triệu của anh Hải đang bị thối rễ và chết dần. 

Để đầu tư cho vườn quất, mỗi gia đình ở Tứ Liên phải bỏ ra ít thì hơn 100 triệu, nhiều vài trăm triệu vì có những cây giống lên tới vài triệu đồng. "Làm nghề này như đánh bạc, tất cả đều phụ thuộc vào thời tiết. Còn hơn 2 tháng nữa cũng chưa biết thế nào" – chị Nga đang tưới nước cho vườn quất của gia đình ở trong bãi Tứ Liên cho biết. "Giá quất cảnh Tết năm nay có ảnh hưởng bởi tỷ lệ quất chết nhiều hay không?" - tôi hỏi. "Cái đó còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của người dân. Năm nay mà được thưởng nhiều thì người dân mới mua nhiều, cây đắt tiền mới bán được" - chị Nga chia sẻ.

Cho đến thời điểm này, chưa vườn quất nào có khách đặt mua vì vẫn còn sớm. Theo vườn quất Trọng thì khoảng 1 tháng nữa mới có khách và chủ yếu là khách quen gọi điện đặt trước, nhà vườn chọn và họ chỉ lên xem. Để bảo quản quất đẹp vào đúng dịp Tết, các nhà vườn ngoài chăm bón kỹ lưỡng còn sử dụng thuốc để kích thích quất nở đúng Tết hoặc hãm khi quất nở sớm. Ngay cả thời gian này, có cây quất đang trổ hoa rất đẹp nhưng cũng được nhà vườn bứt đi để cây ra hoa đợt mới đúng vào Tết.

Cánh đồng đào Nhật Tân cả trong và ngoài bãi những ngày này đều một màu xám vì người dân vừa xong công đoạn tuốt lá. "Bây giờ còn quá sớm để nói năm nay có được mùa hay không, tất cả ăn thua vào 10 ngày giáp Tết" – anh Vĩnh, chủ vườn đào Vĩnh Thúy ở Nhật Tân cho biết.

Thắc mắc vì sao bây giờ mới tuốt lá, chị Thúy (vợ anh Vĩnh) giải thích: tùy giống đào mà tuốt lá sớm hay muộn. Nhà anh chị có hơn 100 gốc đào phai, trừ công chăm sóc, tiền đầu tư cây giống, phân bón, nếu không mất mùa thì Tết này họ cũng lãi được hơn 100 triệu đồng. Do thời tiết vào đầu tháng 10 âm lịch nóng, khi "vào chậu" đào đã bị vàng lá và rụng nhiều. Nhưng nếu thời tiết cứ như mấy hôm nay thì đào sẽ phát triển ổn định.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết nhưng những vườn đào có tiếng ở Nhật Tân như Lan đào, Tuấn Việt đã có khách cơ quan, công sở đặt mua. Đây đều là khách "ruột" của nhà vườn, ngay từ khi chọn giống nhà vườn đã phải lựa thế cây, loại đào theo từng nhu cầu của khách.

Quỳnh Anh

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文