Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng góp phần tích cực vào công cuộc giữ rừng

08:24 16/03/2020
Qua gần 10 năm thành lập, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã góp phần rất lớn vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Kon Tum. Thông qua Quỹ, các chương trình, chính sách khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn đã có những kết quả đáng ghi nhận, góp phần giảm thiểu việc xâm hại rừng, ổn định diện tích rừng hiện có cả về số lượng, chất lượng và phát triển rừng mới.

Đặc biệt, thông qua công tác nhận khoán bảo vệ rừng, cộng đồng đã có thu nhập ổn định, đời sống người dân, nhất là người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ rệt.

Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum, năm 2019, tỉnh Kon Tum đã giao khoán hơn 153 ngàn ha cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (khoảng 42,50% tổng diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng). Trong đó, các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng đã khoán quản lý bảo vệ gần 143 ngàn ha; UBND các xã, thị trấn đã khoán quản lý bảo vệ hơn 10 ngàn ha.

Rừng giao khoán cho dân được quản lý bảo vệ tốt tại tỉnh Kon Tum.

Từ nguồn Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum chi trả, nhiều huyện, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng… đã chủ động giao khoán, bảo vệ rừng đạt hiệu quả. Như huyện nghèo Đăk Glei, từ nguồn quỹ này, chính quyền huyện đã chỉ đạo 11 UBND xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện khoán hơn 2.300 ha (100% diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng) cho 60 cộng đồng dân cư thôn, đã thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng hơn 1,3 tỷ đồng. 

Nhờ đó, các cộng đồng dân cư thôn có điều kiện để phát triển sinh kế bền vững, mua sắm vật tư nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; cho các hộ nghèo vay và thực hiện các hoạt động chung của thôn.

Hay Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kon Rẫy, từ nguồn Quỹ dịch vụ môi trường rừng gần 20 tỷ đồng/năm, Công ty đã chủ động tự quản lý, bảo vệ hơn 13 ngàn ha rừng; tiến hành giao khoán cho 16 cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ khoảng 14 ngàn ha rừng với số tiền đã giải ngân cho 16 cộng đồng dân cư thôn là gần 7 tỷ đồng. 

Từ đó, những cánh rừng của Công ty được các cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, người dân cũng đã bắt đầu có thu nhập ổn định hằng năm từ nhận khoán bảo vệ rừng. Tiêu biểu như cộng đồng dân cư thôn 2, xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, có 66 hộ gia đình chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng nhận khoán hơn 1.450ha với số tiền được thụ hưởng hơn 907 triệu đồng.

Sau gần 10 năm thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, việc thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng trong thời gian qua đã duy trì ổn định diện tích rừng trên các lâm phần được khoán bảo vệ, hạn chế nạn chặt phá rừng trái phép, xâm lấn rừng. Đặc biệt, đời sống của hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từng bước được nâng cao; nguồn thu nhập từ bảo vệ rừng đã trở thành nguồn thu nhập chính, tạo động lực khuyến khích các cộng đồng dân cư thôn bảo vệ rừng.

Ông Hồ Thanh Hoàng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum chia sẻ: Có thể khẳng định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách đúng đắn, góp phần tăng thu nhập cho người dân trực tiếp bảo vệ rừng và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh. 

Việc thực hiện chính sách đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân ở vùng sâu, vùng xa được Nhà nước giao đất, giao rừng hoặc tham gia bảo vệ rừng thông qua hình thức nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Bà con được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, từ đó góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Trong thời gian tới, để chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục đi vào cuộc sống, mang lại kết quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum, ông Hồ Thanh Hoàng cho biết: Để nguồn quỹ trở thành động lực cho công cuộc bảo vệ và phát triển rừng hiện có, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng nhiều hình thức khác nhau; xử lý nghiêm các đơn vị không chấp hành hoặc chậm nộp tiền dịch vụ môi trường theo quy định; đôn đốc các chủ rừng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định; đồng thời tăng cường khoán diện tích rừng cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý.

Quang Thái

Bộ Công an khuyến cáo người dân thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin, tham gia đầu tư, góp vốn đối với các dự án, công ty, quỹ đầu tư có giấy phép hoạt động do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép. Không tham gia môi giới, đầu tư theo lời chào mời, hứa hẹn của các đối tượng, tránh trường hợp thất thoát tài sản, các đối tượng lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Khoảng 22h đêm 18/4, tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Công an phường Đông Hải, TP Thanh Hóa tổ chức bắt giữ Bùi Đình Khánh khi hắn đang lẩn trốn tại khu vực đường tránh, địa phận phố Lễ Môn, phường Đông Hải, TP Thanh Hoá....

Sáng nay, ngày 19/4, Công an tỉnh Bắc Giang đã khai mạc kỳ sát hạch, cấp Giấy phép lái xe lần đầu tiên kể từ khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ này từ Sở Giao thông Vận tải. Tính đến thời điểm này, Công an tỉnh Bắc Giang là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức sát hạch, cấp Giấy phép lái xe.

Sáng 19/4 tại TP Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Lữ đoàn 316 Đặc công - Biệt động Bộ Tham mưu miền (B2) đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã ra quyết định tạm giữ đối với Trịnh Văn Tuấn (SN 1977, quê tỉnh Đồng Tháp) và Li Xi (SN 1991, quốc tịch Trung Quốc) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra ngày 17/4/2025 tại Công ty Minh An Vina nằm trong khu công nghiệp Đất Cuốc, ấp Suối Sâu, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Chiến tranh đã lùi xa 50 năm nhưng trong tâm trí các cựu tù Côn Đảo, ký ức về những năm tháng trong lao tù chưa bao giờ phôi phai. Họ đã đi qua những trận đòn roi tàn bạo, những cơn đói triền miên, những khoảnh khắc đối mặt với lằn ranh sinh tử nhưng vẫn giữ ý chí kiên trung, niềm tin sắt son vào thắng lợi của cách mạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.