Quyền lợi bị xâm phạm bởi người tiêu dùng còn im lặng

09:43 14/08/2016
Theo kết quả khảo sát vừa được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố sáng 12-8, có đến 44% người tiêu dùng lựa chọn phương án “im lặng” và bỏ qua sự việc, dù biết là mình đang bị xâm phạm quyền lợi. Thái độ thiếu tích cực này của người tiêu dùng là một trong những nguyên nhân dung túng những đối tượng kinh doanh phi pháp.

Theo kết quả khảo sát được Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Viện Nghiên cứu Thương mại (với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức) tiến hành với 3.000 người tiêu dùng (NTD) tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước, hơn một nửa số NTD (56%) tham gia khảo sát trả lời từng bị xâm phạm quyền lợi trong khoảng thời gian từ năm 2011-2015.

Nhóm hàng hóa, dịch vụ được NTD phản ánh đã từng bị xâm phạm quyền lợi nhiều nhất là thực phẩm, nước giải khát (19,69%); đồ điện tử, gia dụng (13,05%); hàng hóa tiêu dùng hằng ngày (12,88%); điện thoại, viễn thông (9,17%); du lịch, nhà hàng (5,6%), y tế, chăm sóc sức khỏe (5,29%).

Theo ông Phan Thế Thắng, Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi NTD (Cục Quản lý cạnh tranh), kết quả khảo sát đã thể hiện đúng thực trạng thị trường tiêu dùng cũng như các khiếu nại chủ yếu của NTD hiện nay, trong đó gây bức xúc nhất là vấn đề an toàn thực phẩm, chất lượng, chế độ bảo hành đồ điện tử gia dụng, điện thoại, viễn thông…

Người tiêu dùng đang chịu thiệt thòi do chưa kịp thời lên tiếng.

Nhóm những hành vi vi phạm mà NTD cho biết từng gặp nhiều nhất trong thời gian qua là: Chất lượng không đảm bảo (25%); bị quấy rối thông qua tiếp thị, quảng cáo trái ý muốn (18%); gian lận về đo lường (16%); gian lận về xuất xứ (12%); gian lận về thời hạn sử dụng (10%); không cung cấp hóa đơn, chứng từ mua hàng (8%); không thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo hành (7%)… cũng đã phản ánh phần nào thực tế hiện nay.

Tuy nhiên, điều cần nói đến là mặc dù rất bức xúc trước chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cũng như tỷ lệ NTD cho rằng mình bị xâm phạm quyền lợi rất lớn, nhưng đa số lại im lặng, thay vì đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Có tới 44% số người được hỏi chọn phương án “Im lặng và bỏ qua sự việc”, 36% thực hiện việc “Khiếu nại đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” (rất nhiều trường hợp khiếu nại nhưng không đem lại kết quả) và chỉ có 20% chọn phương án “Yêu cầu hỗ trợ từ cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD”.

Lý do được người tham gia khảo sát đưa ra cho việc im lặng là vì: Giá trị tranh chấp nhỏ (38,56%); thủ tục khiếu nại, khiếu kiện tới cơ quan có thẩm quyền phức tạp (22,05%); đơn vị kinh doanh sẽ không giải quyết (15,92%); vì không biết đến quy định pháp luật có liên quan (11,1%); vì không biết đến cơ quan, tổ chức hỗ trợ giải quyết khiếu nại cho NTD (10,75%)…

Có đến 53,6% số người được hỏi chưa từng liên hệ với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào để được hỗ trợ, giải quyết tranh chấp. Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng NTD chưa có đủ lòng tin vào các cơ quan, tổ chức Nhà nước được giao chức năng bảo vệ họ?

Nhiều người tiêu dùng im lặng, chấp nhận quyền lợi của mình bị xâm phạm.

Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết việc phân tích nguyên nhân và các nhận định, ý kiến của NTD sẽ là cơ sở để cải thiện hiệu quả việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong thời gian tới. Tuy nhiên, dễ dàng nhìn thấy từ kết quả này là NTD cần quyết liệt hơn nữa trong bảo vệ quyền lợi của mình và cơ quan quản lý Nhà nước rõ ràng cần cải thiện để tăng lòng tin của NTD vào công tác này.

V.Hân

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục (trước tòa nhà Hàm cá mập) trong thời gian khoảng một tháng.

Chiều 5/4, Đoàn CNCH Bộ Công an Việt Nam đã cử một tổ công tác tập hợp trang thiết bị gồm: Nhà bạt, giường cùng vật tư y tế, thuốc và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác như mỳ tôm, lương khô, nước sạch... trao tặng người dân đang điều trị tại Bệnh viên Đa khoa (1.000 giường) của Thủ đô Naypyidaw của Myanmar.

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình thu phí đậu xe ô tô dưới lòng đường vào ngày 6/3 vừa qua, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTCC cho biết, từ tháng 12/2020 Công ty TNHH MTV DVCI Thanh niên xung phong tổ chức trông giữ xe ô tô có thu phí trên 20 tuyến đường. Trong đó địa bàn quận 1 có 12 tuyến, quận 5 có 3 tuyến, quận 10 có 5 tuyến…

Hưởng ứng chương trình của Chính phủ và chỉ đạo của Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an về chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, CLB Doanh nghiệp Cựu CAND (Hội Cựu CAND Việt Nam) đặt mục tiêu xây dựng gần 60 căn nhà mới tặng các đồng chí cựu CAND có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngay trong năm 2025.

Trưa ngày 5/4, Đoàn tàu chở CBCS quân đội từ miến Bắc vào TP Hồ Chí Minh tham gia diễu binh, diễu hành chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã dừng tại ga Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là ga tàu cuối CBCS  dừng chân để tiếp tục tập trung tại một số đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn TP Biên Hòa, tiếp tục tập luyện trước khi di chuyển về TP Hồ Chí Minh...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文