Quyết liệt “xóa sổ” nhà hàng nổi trái phép ven biển

07:59 17/12/2018
Trong những chuyến du lịch đến Khánh Hòa – vùng đất mệnh danh xứ sở “rừng trầm, biển yến”, du khách trong và ngoài nước không thể bỏ qua cuộc trải nghiệm biển đảo Nha Trang và thưởng thức ẩm thực hải sản đậm phong vị đại dương. Đáp ứng sở thích đông đảo du khách, một số người đã đầu tư lắp đặt nhà hàng nổi (NHN) để kinh doanh dịch vụ ăn uống - giải khát.


Để tìm hiểu thực tế, một ngày trung tuần tháng cuối cùng năm 2018, PV Báo CAND đã có cuộc khảo sát khu vực vịnh biển Nha Trang và ghi nhận, các NHN truyền thống có kết cấu khung gỗ, sàn gỗ, mái tôn với diện tích từ 300-500m2, “tọa lạc” trên “nền móng” những thùng phuy nhựa dung tích 120-220 lít. Vài năm gần đây đã có thêm NHN có kết cấu bằng vật liệu composite, khung thép, mái tôn.

Đương nhiên cả hai loại NHN đều được cố định bằng những dây thừng nối với neo sắt thả xuống vịnh biển. Bên trên NHN là khu ăn uống dành cho khách với bàn ghế cùng vài chiếc võng và khu chế biến thực phẩm, khu vệ sinh có lối thoát chất thải… xuống biển.

Len lỏi giữa hàng trăm bè thả nuôi tôm, cá ở vịnh biển Vũng Rô là những nhà hàng nổi tiềm ẩn nhiều hiểm họa.

Nơi có nhiều NHN là làng Chài ở phía Đông Nam đảo Trí Nguyên thuộc phường Vĩnh Nguyên. Không ít NHN có kết cấu sàn gỗ được hình thành từ bè thả nuôi tôm, cá đang tiếp hàng chục thực khách do những thuyền trưởng tàu du lịch, ca nô đưa đến sau cuộc tham quan biển đảo.

Sau mỗi lần đưa thực khách đến, thuyền trưởng được trích hoa hồng tùy theo doanh thu, nên NHN trên vịnh biển Nha Trang luôn được các thuyền trưởng giới thiệu như một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ quên!

Ông Phan Lê Vũ, chủ nhân NHN Xuân Trúc chia sẻ: “Tôi đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng để nhờ Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy - Trường Đại học Nha Trang lắp đặt nhà hàng bằng vật liệu composite với diện tích sàn 136m2, đủ điều kiện tiếp đón 100 thực khách với các thiết bị an toàn nhưng khách đến đây ít hơn so với những nhà hàng có kết cấu sàn gỗ chỉ vì độ rung lắc mạnh hơn khi sóng xô đập”.

Cách đây hơn 2 năm, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản nghiêm cấm NHN hoạt động kinh doanh trái phép từ giữa tháng 10-2016. Thế nhưng, trong số 45 nhà hàng nổi còn tồn tại đến thời điểm này chỉ có 5 nhà hàng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phương tiện thủy nội địa.

Trước thực trạng đó, cuối tháng 9-2018 UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản chỉ đạo các địa phương kiểm tra, xử lý NHN hoạt động trái phép và phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố tai nạn từ các cơ sở này. Tiếp đó, vào đầu tháng 10-2018, Sở du lịch Khánh Hòa đã có văn bản khuyến cáo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không đưa đón khách đến những NHN hoạt động trái phép.

Gần đây nhất, vào ngày 27-11, UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có văn bản yêu cầu các địa phương kiên quyết đình chỉ hoạt động, buộc tháo dỡ biển hiệu NHN hình thành trái phép, không đảm bảo an toàn; buộc chủ tàu du lịch cam kết không đưa đón khách đến những NHN nêu trên.

Không riêng Khánh Hòa mà tại Phú Yên còn tồn tại hàng chục NHN tiềm ẩn hiểm họa trên vịnh biển Vũng Rô ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa và đầm Cù Mông ở xã Xuân Cảnh, Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu. Len lỏi giữa hàng trăm bè nuôi tôm, cá ở vịnh Vũng Rô là những NHN với các biển hiệu “Năm Binh”, “Sinh thái BB”, “Phương Thắng”, “Thanh Niên”…

Tất cả đều kết cấu sàn gỗ, mái tôn đặt trên “nền móng” những thùng phuy nhựa. Sau cuộc kiểm tra đầu tháng 10-2017, Sở GTVT Phú Yên xác định ở vịnh Vũng Rô có 19 NHN và 17 ca nô, tàu du lịch hoạt động trái phép. Dù đã cam kết khi bị lập biên bản đình chỉ nhưng sau đó các NHN, ca nô, tàu du lịch vẫn ngang nhiên đưa đón khách.

Ba năm qua (2015-2018), UBND tỉnh Phú Yên đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý, ngăn chặn hoạt động trái phép của NHN ở vịnh Vũng Rô nhưng gần như chỉ có hiệu lực trên giấy, thậm chí sau đó có thêm một số NHN phát sinh. Bất chấp tấm biển của UBND huyện Đông Hòa cắm bên bờ vịnh Vũng Rô có nội dung “Nghiêm cấm kinh doanh dịch vụ ăn uống trên các bè nổi, đưa đón khách bằng ca nô trái phép”, những nhóm du khách vẫn háo hức khi lên ca nô ra NHN…

Bên cạnh tiềm ẩn hiểm họa khi xảy ra sự cố tai nạn do hỏa hoạn, sập đổ NHN… thì chất thải mỗi ngày từ những cơ sở này trầm tích dần dưới vịnh biển là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng.

Để du lịch biển thật sự bền vững, đã đến lúc chính quyền và các cơ quan chức trách ở Khánh Hòa, Phú Yên cần kiên quyết loại bỏ NHN trái phép, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ an toàn cho du khách và môi trường.

Hữu Toàn

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文