Rừng thông Đà Lạt đang bị tàn phá

06:36 12/05/2017
Rừng thông vốn là một trong những biểu tượng của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang tiếp tục bị “gặm nhấm”.

Một số người đã đầu độc, rồi san ủi, phân lô lấy đất sản xuất nông nghiệp hoặc xây dựng nhà cửa.

Tiếp cận khu vực rừng thông tại nơi giáp ranh giữa địa phận phường 5 và phường 7, TP Đà Lạt, PV Báo CAND phát hiện một xe máy xúc màu vàng vừa được chở vào đặt ở lưng chừng một quả đồi thông.

Quanh khu vực trên, nhiều quả đồi thuộc đất rừng thông vừa bị “tùng xẻo”; từng lô đất đỏ au bị đào tung làm thay đổi hiện trạng đồi thông vốn đẹp như tranh vẽ.

Đất rừng thông được đào múc, san ủi tới đâu nhà kính, nhà lưới mọc lên tới đó. Nhiều cây thông hàng chục năm tuổi bị đầu độc bằng hóa chất khô héo đến chết.

Chỉ trong một đêm, cả 1.000 m² đất rừng thông bị san ủi. Cùng lúc này, một chiếc xe tải nặng nề chở một máy xúc khác men theo con đường giữa đồi thông tiến sâu vào khu vực sản xuất nông nghiệp.

Một người đàn ông khoảng 50 tuổi xưng là chủ máy xúc này cho biết, anh không san lấp đất rừng mà vào để “dọn” một điểm sạt lở đất nông nghiệp cho người quen!...

Đất rừng thông Đà Lạt bị “gặm nhấm”.

Tình trạng “gặm nhấm” rừng thông còn xảy ra ngay tại nhiều khu vực gần trung tâm TP Đà Lạt. Cụ thể, trên đường Khe Sanh, lối vào khu chung cư Đỏ, thuộc phường 10, TP Đà Lạt, một số gia đình đã lấn chiếm bằng cách trồng bắp, chăn nuôi trên rừng thông.

Cùng với đó là những cây thông lớn hàng chục năm tuổi, cao tới 20m chết khô một cách bất thường. Thậm chí, đất rừng tại đây đã được “phân lô”, xây bờ rào bằng gạch hoặc giăng dưới thép gai để “xí phần”. Phía sau một nhà dân, chiếc máy xúc vẫn được đặt bên cạnh một taluy đất vừa được cơi nới màu đất còn đỏ au.

Ngày 10-5, trao đổi với PV, ông Võ Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đà Lạt cho biết, mặc dù đơn vị đã hết sức nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nhưng tình trạng “gặm nhấm” rừng thông vẫn xảy ra. Đây là vấn đề nan giải nhất trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Đà Lạt hiện nay.

Các đối tượng không hủy hoại rừng ồ ạt mà tiến hàng đầu độc với số lượng lẻ tẻ, mấy tháng sau cây thông trúng độc mới chết. Mục đích không phải là lấy gỗ mà lấn chiếm đất rừng để canh tác nông nghiệp hoặc xây dựng nhà tạm.

Trong thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm Đà Lạt đã mai phục, bắt quả tang 2 đối tượng đang ken hàng chục gốc thông trên địa bàn phường 7 và phường 5. Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật lập hồ sơ xử lý hai trường hợp trên.

Cũng theo ông Võ Thanh Sơn, từ đầu năm đến nay, lực lượng đã phát hiện 29 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, gây thiệt hại gần 42 m³ gỗ thông với diện tích rừng bị phá là 4.675 m². Số vụ vi phạm này có giảm so với cùng kỳ năm 2016.

Cùng với sự gia tăng dân số, Đà Lạt đang phải đối mặt với nhu cầu về chỗ ở, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quán trình đô thị hóa.

Vấn đề đầu độc, cơi nới rừng thông để giành đất từ rừng đã khiến biểu tượng của Đà Lạt ngày càng bị đẩy rời ra khỏi vùng nội ô, thông xanh xa dần thành phố.

Điều này khiến cho quy hoạch rừng trong thành phố, thành phố trong rừng của Đà Lạt ngày càng khó thực hiện.

Kim Ngân

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện (BV) tại TP Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo về tình trạng các đối tượng mạo danh bác sĩ, nhân viên y tế, thậm chí cả Sở Y tế để lừa đảo người dân. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin xã hội đối với ngành y tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.