Sẽ hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

07:51 01/06/2017
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) mới đây đã có phương án tổ chức sắp xếp lại công tác vận tải đường sắt, trong đó điểm đáng chú ý là hợp nhất 2 Công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn để hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ, bất cập về mô hình, tách bạch vận tải hàng hóa và vận tải hành khách…


Sản lượng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng    

Chính thức thành lập theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên từ ngày 1-1-2015, Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. 

Thế nhưng một năm sau, đến ngày 1-1-2016, các đơn vị này chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tổng số lao động lên tới hơn 7.600 người. Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thừa nhận, sau một năm thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa 2 công ty trên bị sụt giảm nghiêm trọng cả về sản lượng, doanh thu, thị phần vận tải và tiền lương, thu nhập đời sống của người lao động.

Ngành Đường sắt đang tìm mọi cách để thu hút người dân.

Lý giải rõ hơn, phía VNR cho rằng, đường sắt phải cạnh tranh quyết liệt với hàng không và đường bộ về vận tải hành khách, trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng và công nghệ vận tải cũ kỹ, lạc hậu, nhiều năm không được quan tâm đầu tư nên năng suất lao động thấp.

Hơn nữa, 2 Công ty này cùng cung cấp một loại sản phẩm trên thị trường, vì vậy không tránh khỏi cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho nhau, làm suy giảm nguồn lực chung và giảm khả năng cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác, dẫn đến kìm hãm sự phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của ngành Đường sắt.

Dẫn chứng về những lý lẽ trên, lãnh đạo ngành Đường sắt nêu rõ: Tại mỗi ga, địa điểm kinh doanh, cả 2 Công ty đều bố trí lao động, thuê trụ sở, văn phòng làm việc và kho bãi...nên đã làm phát sinh tăng bộ máy quản lý, tăng lao động, tăng chi phí, phân tán nguồn lực, cơ sở vật chất và vốn; bộ máy quản lý, lao động lớn, cồng kềnh, năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến chất lượng vận tải...

Hợp nhất, người dân sẽ được hưởng lợi

Qua tham khảo mô hình tổ chức kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty trong nước và đặc biệt là đường sắt một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp, Ý, Indonesia, Malaysia... cho thấy, các doanh nghiệp vận tải trong nước hầu hết chỉ kinh doanh một sản phẩm là vận tải hành khách hoặc vận tải hàng hoá.

Thậm chí, đường sắt các nước Nhật Bản, Nga, Đức, Pháp, Ý... tách bạch giữa kinh doanh vận tải hàng hoá và vận tải hành khách. Nhấn mạnh việc gộp 2 Công ty lại làm một sẽ tạo ra động lực để vận tải đường sắt không ngừng đổi mới và phát triển, Tổng Công ty Đường sắt cho rằng, nguyên tắc sắp xếp với mục đích hạn chế tối đa xáo trộn về tổ chức, đặc biệt giảm thiểu việc điều chuyển lao động từ địa bàn này sang địa bàn khác; đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của vận tải đường sắt; thu hút cổ đông chiến lược tham gia kinh doanh vận tải đường sắt…

Vì thế, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất phương án tái cơ cấu vận tải làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (dự kiến hoàn thành trong năm 2017) sẽ hợp nhất 2 Công ty cổ phần Vận tải Sài Gòn và Hà Nội thành một Công ty cổ phần Vận tải đường sắt. Giai đoạn 2 (dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2019 - 2020), sau khi ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng hiệu quả, ngành Đường sắt thực hiện cổ phần hóa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt theo hình thức Công ty cổ phần Nhà nước không chi phối.

Trước câu hỏi về hiệu quả của phương án tổ chức sắp xếp lại công tác vận tải đường sắt, lãnh đạo VNR đưa ra giả định trong trường hợp hiệu suất sử dụng phương tiện và năng suất lao động ở mức độ trung bình thấp thì vẫn nâng hệ số sử dụng chỗ của tàu khách lên bình quân khoảng 75% (năm 2016 là 60%), tiết kiệm chi phí chạy tàu khách khoảng 5-6%; giảm đầu mối tổ chức, giảm định biên lao động và các chi phí về trụ sở văn phòng làm việc tại các chi nhánh và các ga. Cùng với việc đa dạng hóa dải vé khi tung ra hàng nghìn vé giá rẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

Đặng Nhật

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文