Tàu, thuyền ngư dân đồng loạt vươn khơi

07:03 18/05/2016
Ngay sau khi được hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cộng với nhiều tàu cá được cấp giấy xác nhận hải sản sạch, an toàn, những ngày qua, hàng trăm tàu, thuyền ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đã nhổ neo vươn khơi xa, bám biển sản xuất trở lại. Đây là một tín hiệu tích cực sau thời gian tàu thuyền của ngư dân phải chịu cảnh nằm bờ, do ảnh hưởng từ hiện tượng cá biển chết bất thường…

Chúng tôi về vùng biển Thuận An, huyện Phú Vang, ngư dân Phan Văn Chinh (47 tuổi, ở thôn Minh Hải, thị trấn Thuận An) hồ hởi cho hay, ông cùng các bạn thuyền vừa cho tàu cập bờ với khoang thuyền đầy ắp tôm, cá và các loại hải sản. Tháng 2-2015, sau khi được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định 67, gia đình ông Chinh đã đóng mới chiếc tàu cá vỏ gỗ 700CV để cùng các tổ tàu đoàn kết vươn khơi đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống. 

Vừa qua, do ảnh hưởng tình trạng cá biển chết bất thường nên tàu cá của ông và nhiều ngư dân khác trong thôn phải nằm bờ. Mới đây, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường, cùng với đó, các cơ quan chức năng tổ chức cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn cho các tàu cá và mở nhiều điểm bán cá sạch nên tui và các ngư dân ở thôn Minh Hải đã yên tâm cho tàu, thuyền vươn khơi đánh bắt trở lại... 

Tàu, thuyền ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng loạt xuất bến vươn khơi, bám biển.

Theo lời ông Chinh, gần 10 ngày qua, tàu cá của ông đã đánh bắt cách bờ từ 80-100 hải lý, mỗi chuyến đi biển thu về hơn 10 tấn cá nục, cá hố và các loại hải sản. Hải sản đánh bắt được không những tiêu thụ trong tỉnh mà còn được bán vào TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam…

Ông Nguyễn Đặng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết, ngay sau khi có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân và các chủ tàu thuyền bị ảnh hưởng bởi tình trạng cá chết, chính quyền thị trấn đã nhanh chóng thống kê, lập danh sách để tạo mọi điều kiện hỗ trợ sớm cho bà con ngư dân.

Hiện trên địa bàn có khoảng 383 tàu cá, công suất từ 90-800CV, trong đó có trên 20 chiếc vừa được đóng mới. Địa phương đã tích cực tuyên truyền để bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, đến nay phần lớn các tàu cá đánh bắt xa bờ đều xuất bến ra khơi, bám biển sản xuất... 

Qua ghi nhận thực tế, tại âu thuyền Phú Thuận, Phú Hải (huyện Phú Vang) và một số xã ven biển ở tỉnh Thừa Thiên- Huế, trong những ngày này không còn tàu thuyền nằm bờ như trước.

Đang sửa soạn ngư lưới cụ và chuẩn bị nhiều lương thực, thực phẩm cho lên tàu cá công suất trên 400CV neo đậu ở âu thuyền để kịp chuyến ra khơi, ngư dân Nguyễn Văn Mười, ở xã Phú Hải, nói trong niềm vui: “Làm nghề đi biển đã hơn 30 năm nhưng trước sự việc cá biển chết, ngư dân lo nơm nớp rằng hải sản sẽ bán không được dù tôm, cá của mình đánh bắt ở xa bờ và là hải sản sạch. Vì thế mới đây nghe tin hải sản được tiêu thụ trở lại, tuy có chậm hơn, giá cả thấp hơn trước những đây cũng là tín hiệu vui để giúp bà con có niềm tin để ra khơi đánh bắt. Trong chuyến ra khơi mới đây, tàu cá gia đình tui đánh bắt được trên 2 tấn hải sản, trừ chi phí xăng dầu cũng có lãi nên hôm nay lại tiếp tục ra khơi”. 

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận còn cho biết thêm, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, xã còn cắt cử cán bộ về tận nhà các ngư dân để động viên người dân vươn khơi, bám biển và điều đáng mừng là được bà con ủng hộ. Đến nay, các tàu thuyền của xã đã nổ máy ra khơi đánh bắt hải sản và có nhiều tàu bước đầu đã có lãi dù giá thu mua hải sản còn khá thấp…

Có thể nói, Chính phủ và các tỉnh, thành ven biển miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng, đã kịp thời hỗ trợ cho các chủ tàu thuyền, người dân vùng ven biển chịu ảnh hưởng tình trạng cá chết bất thường; đặc biệt là cấp giấy chứng nhận hải sản sạch cho tàu, thuyền đánh bắt hải sản từ 20 hải lý trở ra, đã tạo điều kiện tối ưu, tích cực giúp bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển sản xuất, ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Anh Khoa

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文