Tàu, thuyền ngư dân đồng loạt vươn khơi

07:03 18/05/2016
Ngay sau khi được hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cộng với nhiều tàu cá được cấp giấy xác nhận hải sản sạch, an toàn, những ngày qua, hàng trăm tàu, thuyền ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đã nhổ neo vươn khơi xa, bám biển sản xuất trở lại. Đây là một tín hiệu tích cực sau thời gian tàu thuyền của ngư dân phải chịu cảnh nằm bờ, do ảnh hưởng từ hiện tượng cá biển chết bất thường…

Chúng tôi về vùng biển Thuận An, huyện Phú Vang, ngư dân Phan Văn Chinh (47 tuổi, ở thôn Minh Hải, thị trấn Thuận An) hồ hởi cho hay, ông cùng các bạn thuyền vừa cho tàu cập bờ với khoang thuyền đầy ắp tôm, cá và các loại hải sản. Tháng 2-2015, sau khi được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định 67, gia đình ông Chinh đã đóng mới chiếc tàu cá vỏ gỗ 700CV để cùng các tổ tàu đoàn kết vươn khơi đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống. 

Vừa qua, do ảnh hưởng tình trạng cá biển chết bất thường nên tàu cá của ông và nhiều ngư dân khác trong thôn phải nằm bờ. Mới đây, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường, cùng với đó, các cơ quan chức năng tổ chức cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn cho các tàu cá và mở nhiều điểm bán cá sạch nên tui và các ngư dân ở thôn Minh Hải đã yên tâm cho tàu, thuyền vươn khơi đánh bắt trở lại... 

Tàu, thuyền ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng loạt xuất bến vươn khơi, bám biển.

Theo lời ông Chinh, gần 10 ngày qua, tàu cá của ông đã đánh bắt cách bờ từ 80-100 hải lý, mỗi chuyến đi biển thu về hơn 10 tấn cá nục, cá hố và các loại hải sản. Hải sản đánh bắt được không những tiêu thụ trong tỉnh mà còn được bán vào TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam…

Ông Nguyễn Đặng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết, ngay sau khi có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân và các chủ tàu thuyền bị ảnh hưởng bởi tình trạng cá chết, chính quyền thị trấn đã nhanh chóng thống kê, lập danh sách để tạo mọi điều kiện hỗ trợ sớm cho bà con ngư dân.

Hiện trên địa bàn có khoảng 383 tàu cá, công suất từ 90-800CV, trong đó có trên 20 chiếc vừa được đóng mới. Địa phương đã tích cực tuyên truyền để bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, đến nay phần lớn các tàu cá đánh bắt xa bờ đều xuất bến ra khơi, bám biển sản xuất... 

Qua ghi nhận thực tế, tại âu thuyền Phú Thuận, Phú Hải (huyện Phú Vang) và một số xã ven biển ở tỉnh Thừa Thiên- Huế, trong những ngày này không còn tàu thuyền nằm bờ như trước.

Đang sửa soạn ngư lưới cụ và chuẩn bị nhiều lương thực, thực phẩm cho lên tàu cá công suất trên 400CV neo đậu ở âu thuyền để kịp chuyến ra khơi, ngư dân Nguyễn Văn Mười, ở xã Phú Hải, nói trong niềm vui: “Làm nghề đi biển đã hơn 30 năm nhưng trước sự việc cá biển chết, ngư dân lo nơm nớp rằng hải sản sẽ bán không được dù tôm, cá của mình đánh bắt ở xa bờ và là hải sản sạch. Vì thế mới đây nghe tin hải sản được tiêu thụ trở lại, tuy có chậm hơn, giá cả thấp hơn trước những đây cũng là tín hiệu vui để giúp bà con có niềm tin để ra khơi đánh bắt. Trong chuyến ra khơi mới đây, tàu cá gia đình tui đánh bắt được trên 2 tấn hải sản, trừ chi phí xăng dầu cũng có lãi nên hôm nay lại tiếp tục ra khơi”. 

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận còn cho biết thêm, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, xã còn cắt cử cán bộ về tận nhà các ngư dân để động viên người dân vươn khơi, bám biển và điều đáng mừng là được bà con ủng hộ. Đến nay, các tàu thuyền của xã đã nổ máy ra khơi đánh bắt hải sản và có nhiều tàu bước đầu đã có lãi dù giá thu mua hải sản còn khá thấp…

Có thể nói, Chính phủ và các tỉnh, thành ven biển miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng, đã kịp thời hỗ trợ cho các chủ tàu thuyền, người dân vùng ven biển chịu ảnh hưởng tình trạng cá chết bất thường; đặc biệt là cấp giấy chứng nhận hải sản sạch cho tàu, thuyền đánh bắt hải sản từ 20 hải lý trở ra, đã tạo điều kiện tối ưu, tích cực giúp bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển sản xuất, ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Anh Khoa

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Liên quan vụ việc phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) phản ánh về việc con mình bị cô giáo đánh trong lớp học, sáng 10/5, Phóng viên Báo CAND đã có cuộc làm việc với đại diện Trường Mầm non Việt Úc.

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文