Tàu vỏ thép “biến” ước mơ vươn khơi xa của ngư dân thành hiện thực

08:48 22/06/2017
Thời gian qua, nhiều ngư dân ở các xã biển tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mạnh dạn đăng ký đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. 

Đáng mừng, hoạt động đánh bắt hải sản ở ngư trường xa bờ của các tàu vỏ thép mang lại hiệu quả cao, giúp ngư dân ngày càng nâng cao đời sống, yên tâm bám biển, góp phần bảo vệ biển đảo đất nước…

Chúng tôi về xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế, tình cờ gặp lại lão ngư Trần Văn Chiến sau 7 tháng kể từ ngày ông tiếp nhận chiếc tàu vỏ thép đóng mới, số hiệu TTH-99999.TS, khi vừa đánh bắt hải sản trở về từ vùng biển xa bờ. Giọng nói đậm chất miền biển, ông Chiến tự hào cho biết, tàu vỏ thép của gia đình ông là chiếc tàu đầu tiên của tỉnh được đóng mới theo Nghị định 67.

Ông Chiến trải lòng: “Tui vốn là ngư dân, quanh năm lăn lộn với đầu sóng ngọn gió giữa muôn trùng khơi nên ước mơ lớn nhất là mong có được chiếc tàu lớn, kiên cố hơn tàu gỗ để thỏa niềm đam mê đi biển. Vì thế, khi Nhà nước có chủ trương giúp ngư dân đóng mới tàu cá công suất lớn theo Nghị định 67, tui quyết định đăng ký đóng con tàu vỏ thép này...”.

Chủ tàu cá vỏ thép ở huyện Phú Vang trao đổi kinh nghiệm đánh bắt hải sản trên vùng biển xa bờ.

Theo lời ông Chiến, sau nhiều lần tìm hiểu, cuối cùng gia đình ông chọn Công ty CP Đầu tư phát triển thủy sản Đông Á (Hà Nội) để đóng tàu. Cuối tháng 11-2016, chiếc tàu vỏ thép dài 28m được lắp đặt máy công suất trên 800CV, trên tàu còn có 2 máy phát điện 79KVA và 17KVA, hệ thống lái điện thủy lực, tời kéo lưới thủy lực 4 tấn... với tổng kinh phí đóng tàu 18,4 tỷ đồng được hoàn thiện, hạ thủy trong sự phấn khởi của gia đình và chính quyền địa phương.

“Phải công nhận số tiền đóng tàu là quá lớn, nhưng hiệu quả khai thác hải sản trên biển của tàu sắt đem lại thì vô cùng bất ngờ... Kể từ khi hạ thủy đến nay, tàu của tui đã có 5 chuyến vươn khơi xa, mỗi chuyến kéo dài từ 15 ngày đến gần cả tháng trời và đánh bắt được cả chục tấn hải sản. Đầu năm đến nay, tàu vỏ thép của tui đánh bắt thu lãi được 800 đến 900 triệu đồng. Đây là tín hiệu tích cực để giúp tui và các thuyền viên có động lực bám biển”, ông Chiến cho biết.

Ghé thăm ngư dân Nguyễn Hôi, ở thôn Hải Bình, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, là người thứ 2 ở Huế vừa hạ thủy tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67. Ông Hôi cũng cho hay, từ khi tàu hạ thủy đã có 4 chuyến đi biển dài ngày để đánh bắt các loại hải sản, trong đó kinh tế nhất là cá ngừ đại dương. Trừ tiền công lao động cho các thuyền viên thì tàu ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

“Dịp này thời tiết thuận lợi nên sau khi cập bờ để tiếp nhiên liệu và lương thực, tàu của tui cùng các thuyền viên sẽ lại ra khơi để đánh bắt và mong rằng sẽ thu hồi lại số vốn đóng tàu trong thời gian nhanh nhất có thể”, ông Hôi bày tỏ.

Qua trao đổi, ông Nguyễn Đình Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế xác nhận, tỉnh Thừa Thiên -Huế có 2.500 tàu thuyền hoạt động khai thác biển, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ có thêm 45 tàu cá công suất lớn, trong đó có cả tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Mặc dù tàu cá vỏ thép trên địa bàn tỉnh hoạt động đánh bắt xa bờ hiệu quả, tuy nhiên sau sự cố nhiều tàu vỏ thép của ngư dân ở tỉnh Bình Định vừa đóng mới nhưng đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên một số ngư dân ở Huế đã xin rút đơn khỏi danh sách đăng ký đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67. Ví như ở xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang) có 4 ngư dân rút đơn, không tiếp tục đóng tàu vỏ thép.

Ông Nguyễn Trường Chính, Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh cho biết thêm, ngoài số ghe, gọ đánh bắt vùng gần bờ, hiện xã còn có gần 30 tàu chuyên đánh bắt xa bờ với công suất từ 105-850CV. 

Vừa qua, có 4 hộ ngư dân của xã đăng ký đóng mới tàu vỏ thép theo Nghị định 67. Khi các hộ đang từng bước hoàn tất thủ tục thì có thông tin tàu vỏ thép ở Bình Định vừa đóng đã hư hỏng nên ngư dân đành rút đơn, không đăng ký đóng tàu vỏ thép nữa, trong đó có 3 ngư dân xin chuyển sang đóng tàu vỏ gỗ...

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế nói: “Việc đóng tàu vỏ gỗ hay vỏ thép là quyền lựa chọn của các ngư dân. Qua công tác giám sát, kiểm tra, đến nay chúng tôi thấy các tàu vỏ thép ở địa bàn có chất lượng đảm bảo đúng theo thiết kế, hoạt động hiệu quả và chưa có ngư dân nào phản ánh về tình trạng tàu hỏng hóc... Hoạt động đánh bắt ở các ngư trường xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa của ngư dân địa phương không những góp phần bảo vệ ngư trường, chủ quyền lãnh hải mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao”.

Anh Khoa

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文