Sapa thiếu nước sạch, nhiều dịch vụ đảo lộn

14:19 24/04/2019
Thiếu nước nguồn, Nhà máy xử lý nước Sapa hoạt động chỉ với một nửa công suất thực tế, khiến cho Sapa rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng.

Ngày 24-4, PV Báo CAND đã có mặt tại Sapa, nơi đang trở thành điểm nóng về thiếu nước sinh hoạt những ngày qua để ghi nhận tình hình thực tế. 

Cụ thể, Chi nhánh cấp nước Sa Pa (thuộc Công ty cổ phần cấp nước Lào Cai) đang quản lý, vận hành Nhà máy xử lý nước sạch với nguồn nước được lấy chủ yếu từ Suối Hồ 1, Suối Hồ 2, Nhà Pha và Thác Bạc với công suất 6.000 m3/ngày đêm. 

Tuy nhiên, với tình hình nắng nóng kéo dài thời gian qua, nhu cầu sử dụng nước không chỉ của người dân địa phương mà cả du khách trên địa bàn thị trấn Sa Pa tăng nhanh, từ 4.000 - 4.500 m3/ngày đêm; vào những ngày cuối tuần là trên 6.000 m3/ngày đêm. Mức độ tiêu thụ nước tăng nhanh khiến 3/4 nguồn nước cung cấp cho Nhà máy xử lý nước Sa Pa đã cạn kiệt, còn duy nhất nguồn Suối Hồ 2 cung cấp nước thô cho nhà máy. 

Thiếu nước sinh hoạt, cuộc sống của người dân Sapa đang bị đảo lộn

Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước Suối Hồ 2 gặp khó khăn, một phần do phải chia sẻ với người dân hiện đang sử dụng nguồn nước tại đây cho canh tác nông sản. 

Cho tới thời điểm hiện tại, nước sinh hoạt ở Sapa được cung cấp theo thời gian hạn hẹp, chỉ khoảng 1 đến 2 tiếng mỗi ngày sẽ có bơm nước cho từng khu vực tuy nhiên hoàn toàn không đủ dùng. Để có nước sinh hoạt, người dân và các hộ kinh doanh tại đây đã có nhiều giải pháp tạm thời như khoan giếng, lọc nước giếng khoan, nhiều hộ thì bắc nước chảy từ khe núi về hoặc mua xe téc để dự phòng. 

Theo ghi nhận của phóng viên, tại thị trấn Sapa, rất nhiều nhà hàng, nhà dân đã sắm téc nước loại 700 lít và 1.500 lít để tích trữ nước khi tới giờ bơm hoặc có người mang nước đến bán. 

Mức giá cho việc mua nước của tư nhân khá đắt đỏ khi 1m3/nước người dân phải mua với giá 500 nghìn đồng. Mặc dù vậy, nhiêu đó vẫn là chưa đủ cho sinh hoạt của người dân, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng như hiện nay. 

Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, thời tiết tại Sapa từ giờ cho đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nhiều khả năng sẽ không có mưa. Với tình hình nước sạch diễn biến căng thẳng như vậy, nguy cơ các cơ sở dịch vụ, khách sạn, nhà nghỉ ở Sapa sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn bởi du khách hủy tour, trả phòng.

Phong Sơn

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.