Thiếu hụt trầm trọng sân chơi cho trẻ trong dịp hè

11:40 02/06/2017
Một mùa hè mới lại bắt đầu. Đây cũng là lúc các bậc phụ huynh quay cuồng đi tìm chỗ chơi cho trẻ. Ai cũng muốn tìm cho con mình một sân chơi bổ ích trong dịp hè sau những ngày học hành vất vả trong năm. Tuy nhiên trên thực tế, việc tìm được một chỗ chơi theo đúng nghĩa cho trẻ trong dịp hè là điều rất khó đối với các bậc phụ huynh.


Thiếu chỗ chơi, trẻ bị động và hình thành nhiều thói quen xấu

Vào mỗi dịp cuối tuần tại các điểm vui chơi của Hà Nội như Công viên Thủ Lệ, Vườn Bách thảo, Công viên nước Hồ Tây, Thiên đường Bảo Sơn, Bãi biển nhân tạo Tuần Châu Hà Nội tại Sài Sơn (Quốc Oai), Khu Ecopark cho tới các khu vui chơi trong nhà như  ở Time City, Royal City, Tinni World… đều đông nghịt khách. Không gian rộng, nhiều trò chơi thú vị rất hấp dẫn trẻ. Tuy nhiên, để vào đây tham gia các trò chơi, các bậc phụ huynh đều phải trả phí cao cho mỗi lượt chơi.

Nhiều bậc phụ huynh đăng ký cho con học bơi trong dịp hè. Ảnh: Internet.

Trên thực tế, điểm vui chơi, sinh hoạt hè hay một không gian mở dành cho sinh hoạt cộng đồng giờ đang rất thiếu, đặc biệt môi trường và không gian dành riêng cho trẻ em lại càng thiếu. Học sinh nghỉ hè, tìm kiếm chỗ cho các em chơi, sinh hoạt không phải địa bàn phường, quận nào cũng có.

Điểm vui chơi công cộng thiếu, không gian sinh hoạt cộng đồng không có, dân cư đông đúc, môi trường ngột ngạt dẫn tới một thực trạng là trẻ em có xu hướng thụ động hơn khi ngồi lì ở nhà coi tivi, chơi trò chơi trên điện thoại thông minh. Thậm chí có nhiều em còn nghiện chơi game online, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Những điều này đã tạo thành thói quen xấu cho trẻ, một phần là do thiếu sự quản lý và quan tâm của gia đình, một phần các em không biết vui chơi hè ở đâu.

Chị Nguyễn Thị Lan (Phú Lương) cho biết, nhà chị có 2 cháu nhỏ, hè này gia đình phải đưa cháu lên Văn Quán (Hà Đông) để học bơi, học tiếng Anh và tham gia các chương trình ngoại khoá. Ở địa bàn, để tìm một chỗ vui chơi công cộng cho trẻ hàng ngày không có.

Không có quỹ đất, thiếu vốn đầu tư là những khó khăn chung của các phường, quận nội và ngoại thành ở Hà Nội khi nói về công viên hay khu vui chơi phục vụ cộng đồng. Đơn cử, tại phường Phú Lương với diện tích hơn 600ha, hơn 23.000 dân nhưng không có một điểm vui chơi công cộng nào cho trẻ và người dân trong phường.

Cạnh đó, tại phường Phú Lãm, với một sân vận động bỏ không nhiều năm nay thì đã nhận được sự đầu tư từ nguồn xã hội hoá xây dựng lại khu sân bóng, sân cầu lông, và khu thể thao cộng đồng để phục vụ dân cư trong phường. Ông Nguyễn Quốc Cường- Chủ tịch UBND phường Phú Lãm, quận Hà Đông cho biết, Phú Lãm có hơn 11.000 dân với 9 tổ dân phố, dân cư đông nhưng các công trình phúc lợi, phục vụ vui chơi và thể dục, thể thao cho người dân còn thiếu rất nhiều.

Trong tháng 6 này, phường dự kiến đưa các công trình sân vận động trung tâm phường Phú Lãm vào hoạt động. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn xã hội hoá cũng hoàn thành bể bơi trong Trường Tiểu học Phú Lãm để trẻ trong phường có thể đến học bơi trong dịp hè. Vào dịp này, trẻ đến học bơi được hỗ trợ vé và các khoá đào tạo. Một khoá học bơi dành cho học sinh tiểu học là 15 buổi với mức phí là 800.000 đồng, các cháu được hỗ trợ 300.000 và phải đóng 500.000 đồng.

Cần sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội

Ông Trần Mạnh Hải- Giám đốc Trung tâm VHTT- TT Hà Đông cho biết, vào hè tại các nhà văn hoá của các phường cũng đều tổ chức các buổi sinh hoạt hè cho các cháu trên địa bàn.

Tuy nhiên các hoạt động vui chơi, luyện tập năng khiếu và thể thao đều tập trung chủ yếu ở quận. Trung bình mỗi dịp hè, hơn 800 lượt học sinh đăng ký sinh hoạt tại trung tâm với các môn học về năng khiếu, nghệ thuật, thể thao, bơi lội. Con số này rất khiêm tốn so với số trẻ em trên địa bàn quận khi tiếp cận với các sân chơi, sinh hoạt hè. Còn tại mỗi phường, do thiếu địa điểm, nhân lực nên các sân chơi này còn bỏ ngỏ.

Trong dịp hè, gia đình khá giả thường tạo điều kiện cho các bé đi du lịch cùng gia đình hoặc tham gia các khóa học kỳ quân đội rèn luyện kỹ năng sống, trại hè… với nhiều hoạt động đa dạng và ý nghĩa. Tuy nhiên, số trẻ được đi như vậy không nhiều. Bên cạnh đó, tại hệ thống các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi như Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà Văn hoá quận Ba Đình, Hà Đông, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Sơn Tây… cũng chỉ có những em thiếu nhi ở khu vực gần đó tiếp cận được các hoạt động vui chơi giải trí do những đơn vị này tổ chức.

Tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, nhiều bậc phụ huynh và các em nhỏ đến xem tham khảo và đăng ký học. Với bảng thông báo chiêu sinh kỳ hè 2017 cho hơn 20 CLB năng khiếu và 70 bộ môn trong các lĩnh vực các em học sinh có nhiều lựa chọn hơn. Hiện Cung Thiếu nhi Hà Nội là điểm duy nhất trên địa bàn thành phố cung cấp nhiều hoạt động dành cho thiếu nhi, từ văn hoá đến thể dục, thể thao, nghệ thuật, âm nhạc…

Bà Dương Việt Hà- Giám đốc Cung Thiếu nhi Hà Nội cho biết, Hà Nội không có hệ thống nhà thiếu nhi cấp cơ sở nên lượng học sinh đăng ký sinh hoạt tại đây tăng mạnh trong dịp hè và thường bị quá tải. Trung bình dịp hè có hơn 10.000 lượt học sinh đăng ký học, sinh hoạt tại đây với 1 ngày 5 ca học từ 7h30-21h. Trong năm nay, Cung đưa nhiều hoạt động mới vào giảng dạy như bơi lội, phòng chống xâm hại trẻ em, tập huấn phòng chống đuối nước cho trẻ em. Cung dành hẳn 1 sân phía sau để lắp đặt bể bơi thông minh phục vụ CLB bơi lội, dạy tập bơi cho trẻ.

Theo bà Dương Việt Hà, tình trạng thiếu hụt sân chơi cho trẻ em là điều ai cũng thấy và đã diễn ra trong nhiều năm, tuy nhiên để khắc phục tình trạng này cần sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp chính quyền đến các cháu thiếu nhi, bên cạnh đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác này.

Sân chơi dành cho trẻ rất quan trọng, các điểm trường trong dịp hè cũng có thể tận dụng để tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè bổ ích mà không tốn kém. Để cho trẻ em có được những tháng hè vui chơi bổ ích, phát triển tốt thể chất, thật sự sảng khoái sau một năm học căng thẳng thì ngoài sự quan tâm của các bậc cha mẹ, rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền và toàn xã hội để có nhiều hơn các khu vui chơi công cộng lý tưởng và an toàn cho trẻ.

Lưu Hiệp

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文