"Thảm án" trên biển các tỉnh miền Trung: "Kẻ sát nhân" từ đâu tới?

09:00 22/04/2016
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt xuất hiện đầu tiên trên vùng biển Hà Tĩnh. Sau đó, có thể do tác động của dòng hải lưu Bắc cực - Xích đạo mà nguồn ô nhiễm kể trên bị đẩy vào bờ biển phía Nam, gây nên hiện tượng tương tự tại các vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế...


Ngày 21-4, cá biển tiếp tục chết, tấp trắng bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên- Huế. Bà con ngư dân xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh, Quảng Trị) làm nghề lặn cá chuyên nghiệp ở ngoài khơi cho biết, hiện tượng cá biển sinh sống ở tầng nước sâu bị chết vẫn chưa dừng lại. Điều này cho thấy, việc các chất độc có trong nước biển đang rất báo động. Vậy các chất độc này từ đâu ra?

Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, cá biển chết trên diện rộng không có biểu hiện bệnh ở phần phụ, mang và nội tạng, nghĩa là nguyên nhân gây chết không phải dịch bệnh, mà do tác động xuất phát từ bên ngoài môi trường sống của chúng mang lại, gây ra. 

Cụ thể, bằng việc kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường ở các vùng biển này, cho kết quả sau: PO4 (chất lượng nước phú dưỡng) tầng đáy 1mg/lít, cao gấp 2 lần so với chỉ tiêu cho phép tối đa; PH 8,8, cao hơn từ 0,5- 1,3 so với độ PH thông thường có trong nước biển. Việc PO4 tăng, khiến độ PH thay đổi đột ngột, có thể là nguyên nhân làm cá bị sốc, chết hàng loạt.

Vậy do đâu PO4 tăng cao? Theo các cán bộ chuyên môn, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị, hệ quả của PO4 cao là môi trường bị ô nhiễm nặng, bởi nó thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo, rong, rêu và các thực vật thân mềm và cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh học của nước biển. 

Nguyên nhân PO4 cao, là do dư thừa các chất dinh dưỡng, thông thường khi hàm lượng ni-tơ và photpho lớn. Như vậy, loại trừ nguyên nhân dịch bệnh, nguyên nhân khiến cá biển chết hàng loạt xuất phát từ tác động bên ngoài môi trường sinh sống của chúng, là do có một số hóa chất góp phần làm tăng PO4, như ni-tơ và photpho…

Xử lý hàng tấn cá biển bị chết tại bờ biển Vĩnh Thái (Vĩnh Linh, Quảng Trị).

Trước lúc ban ngành chức năng địa phương vào cuộc, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ NN&PTNT đã lấy các mẫu phẩm xét nghiệm, phân tích, đưa ra kết luận, “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt có yếu tố gây độc trong môi trường nước biển”. 

Như vậy, dẫu chưa xác định được “yếu tố gây độc trong môi trường nước biển” đó là gì, kết luận của cơ quan này đã mở ra một hướng thực tế tìm nguyên nhân cá biển chết hàng loạt không phải trong môi trường sinh sống của chúng, mà từ bên ngoài, ở một nơi, hoặc nhiều nơi nào đó tác động vào.

Như vậy, thiết nghĩ việc ban ngành chức năng, chính quyền địa phương (nơi có cá biển chết) cần làm tiếp theo, là tìm hiểu, kiểm tra xem ở đâu, những nơi nào đã xả thải, mà trong các chất thải này có các hóa chất gây độc trong môi trường nước biển.

Thực tế, lâu nay, ban ngành chức năng địa phương; Bộ, ngành chức năng Trung ương đã tiến hành kiểm tra xả thải ở các cơ sở sản xuất, chế biến công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, đóng ven biển. 

Kết quả, phát hiện nhiều trường hợp xả thải thẳng ra biển mà không qua xử lý nhằm đảm bảo môi trường. Riêng bờ biển từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên- Huế có không ít trường hợp như vậy, trong đó địa phương Hà Tĩnh có khu công nghiệp Vũng Áng xả thải rất lớn. 

Cũng từ thực tế đó, những địa phương có cá biển chết hàng loạt, nghi ngờ, các hóa chất “gây độc trong môi trường nước biển” kể trên, xuất phát từ chính khu công nghiệp này(?) Bởi bằng chứng rõ ràng, hiện tượng cá biển chết hàng loạt xuất hiện đầu tiên trên vùng biển Hà Tĩnh. Sau đó, có thể do tác động của dòng hải lưu Bắc cực- Xích đạo mà nguồn ô nhiễm kể trên bị đẩy vào bờ biển phía Nam, gây nên hiện tượng tương tự tại các vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế(?).

Trước hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Quảng Trị, ngày 21/4, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cùng các ngành chức năng đã đi kiểm tra thực tế tại các địa phương ven biển trong tỉnh để có phương án xử lý, nhằm giúp người dân bớt hoang mang lo lắng trước nhiều thông tin... 

Đồng thời, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Theo đó, đoàn kiểm tra tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, cho thấy từ ngày 16/4 bà con ngư dân thôn Vĩnh Mốc của xã thấy xuất hiện một số lượng cá chết và trôi dạt vào bờ biển. 

Sau khi cử cán bộ trực tiếp về tận nơi kiểm tra, nắm bắt tình hình, địa phương đã kịp thời báo cáo ngành chức về lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trước tình hình cá chết trôi dạt vào bờ ngày một nhiều, từ ngày 20/4 đến nay xã đã chỉ đạo Tổ xử lý và phòng chống dịch lưu động địa phương, huy động nhân dân thôn Vĩnh Mốc tiến hành thu gom cá chết, xử lý bằng hóa chất, vôi bột và đào hố chôn hơn 2 tấn cá các loại… 

Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị cho biết, hiện tượng cá chết hàng loạt và bất thường trên biển dạt vào nhiều nhất ở bờ biển các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, thị trấn CửaTùng, huyện Vĩnh Linh và xã Trung Giang, Gio Hải, huyện Gio Linh…, chủ yếu là các loại cá sống ở rạn đáy như: cá hanh, cá mú, cá dìa,  cá đuối, cá liệt, chình biển, mực nang… 

Đến nay ước khoảng gần 30 tấn cá đã được thu gom.  Hiện Chi cục đang tích cực phối hợp các đơn vị chức năng lấy mẫu gửi vào Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 ở Đà Nẵng làm xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Phan Thanh Bình

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文