Thừa Thiên Huế huy động hơn 11 nghìn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

17:15 07/10/2019
Chiều 7-10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết 10 năm (2009-2019) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).


Theo báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến tháng 9-2019, tỉnh đã huy động được tổng số vốn 11.110 tỷ đồng để thực hiện Chương trình xây dựng NTM. 

Tỉnh đã lồng ghép thực hiện các mục tiêu, dự án giảm nghèo bền vững với xây dựng NTM, nhất là bố trí, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông thôn đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội.

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, hạ tầng nông thôn ở nhiều địa phương của tỉnh được tăng cường đầu tư, bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc; đời sống nhân dân vùng nông thôn được cải thiện; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đảm bảo an sinh xã hội. 

Đến cuối năm 2018, khu vực nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế còn 12.003 hộ nghèo, giảm 7,65% so với năm 2010. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được chú trọng khi tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 33.181 lao động ở nông thôn, có 30.842 người đã học xong và có 28.293 người có việc làm sau thời gian học nghề; tỷ lệ lao động có việc làm đạt 98%.

Nhiều tuyến đường bê tông ở các xã NTM của tỉnh Thừa Thiên Huế được Đoàn viên thanh niên Công an tỉnh chung tay góp sức xây dựng.

Tính đến tháng 9-2019, tỉnh Thừa Thiên Huế có 44/104 xã đạt chuẩn NTM, đạt 42,3%; 100/104 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến cuối năm 2019, tỉnh sẽ phấn đấu có 54 xã đạt chuẩn NTM; dự kiến trong năm 2019-2020 có thị xã Hương Thủy hoàn thành xây dựng NTM và huyện Quảng Điền đạt chuẩn NTM.


Anh Khoa

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文