Thủy điện xả lũ, nhiều địa phương ở xứ Huế lại ngập trong biển nước

15:17 20/11/2017
Mưa lớn kèm theo 2 hồ thủy điện Bình Điền và Hương Điền xả nước để điều tiết đón lũ khiến nhiều địa phương thấp trũng ở Cố đô Huế lại bị ngập trong nước lũ. Như vậy chỉ tính riêng trong tháng 11-2017, người dân tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phải hứng chịu nhiều đợt lũ khác nhau.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh và hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 14 kết hợp với đới gió Đông trên cao hoạt động mạnh nên từ 7h ngày 19 đến ngày 20-11, địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 100 đến 300mm, xuất hiện một đợt lũ lớn trên các sông.

Người dân thôn Giáp Kiền, xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà) di chuyển bằng ghe, đò do nước lũ dâng ngập đường.

Để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, sáng 20-11, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành lệnh yêu cầu nhà máy thủy điện Bình Điền vận hành điều tiết qua tràn và qua tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng 1.500m3/s trước 12h ngày 20-11; để đưa dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ (80,6m). Đồng thời yêu cầu nhà máy thủy điện Hương Điền vận hành điều tiết với lưu lượng khoảng 1.500m3/s, đưa dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ (56m).

Các hồ thủy điện ở Thừa Thiên- Huế được yêu cầu điều tiết xả nước để đón lũ.

Mưa lớn kèm theo lượng nước do các hồ thủy điện xả điều tiết lũ đã khiến nhiều địa bàn thấp trũng của thuộc các huyện, thị xã như Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền... thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế bị ngập lụt cục bộ; nhiều tuyến đường tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, liên xã, nông thôn bị chia cắt do nước lũ dâng cao.

Nhiều tuyến đường ở vùng trũng Quảng Điền bị nước lũ dâng cao gây ngập lụt trên diện rộng.

Tại địa bàn các xã thấp trũng như Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Thái, Quảng An... thuộc huyện Quảng Điền có hàng trăm nhà dân bị ngập trong nước lũ. Nhiều trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ở những địa phương này bị nước lũ dâng cao gây ngập từ 0,2 đến 0,5m. 

Nước lũ tràn vào nhiều nhà dân.

Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết, mưa lớn kéo dài suốt nhiều giờ nên trong sáng 20-11, các thôn Thanh Hà, Thanh Trung, Phú Lương A, An Thành, Tây Thành... thuộc địa bàn xã đều bị ngập lụt nặng. 

Nước lũ dâng vào sân trường THCS Trần Thúc Nhẫn, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

“Hiện địa phương đã lên phương án di dời các hộ dân ở vùng xung yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn và kêu gọi người dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong thiên tai bão lũ”, ông Thành nói.

Cảnh ngập lụt nhà một hộ dân ở huyện Quảng Điền nhìn từ trên cao.

Trong khi đó, do nước lũ trên sông Bồ bất ngờ dâng cao cũng khiến địa bàn xã Quảng Thọ ngập nặng khi toàn xã có hơn 300 nhà bị ngập từ 0,3 đến 0,5m tập trung tại các thôn Phò Nam A, Tân Xuân Lai; hơn 40ha hoa màu vụ Đông Xuân bị ngập úng gây thiệt hại.

Kê dọn hàng hóa lên cao để chạy lũ.

Tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, nhiều tuyến đường, khu dân cư nằm ven sông cũng bị nước lũ dâng cao gây ngập cục bộ, có nơi ngập sâu hơn 1,5m, người dân phải di chuyển bằng ghe, đò. 

Một số địa bàn thấp trũng như Lộc Trì, Lộc Bình, Lộc An, huyện Phú Lộc cũng bị nước sông dâng cao gây ngập lụt cục bộ.

Nước lũ dâng gây ngập nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã tại các huyện thấp trũng ở Thừa Thiên - Huế trong ngày 20-11.

Hiện chính quyền các địa phương tỉnh Thừa Thiên- Huế đang theo dõi sát diễn biến thời tiết để chủ động có biện pháp ứng phó mưa lũ kịp thời.

Ghe đò là phương tiện di chuyển chính của người dân vùng lũ ở Cố đô Huế trong mùa mưa lũ.

        

250.000 học sinh ở Thừa Thiên- Huế được nghỉ học tránh lũ

Trong sáng 20-11, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế chủ động cho học sinh nghỉ học, đồng thời yêu cầu quản lý chặt học sinh đi lại dịp lễ 20-11 để đề phòng xảy ra tai nạn đáng tiếc. Theo đó có 250.000 học sinh từ bậc mầm non đến THPT Ttrên địa bàn tỉnh được nghỉ học.

Anh Khoa

Với 26.000m3 đất nạo vét tại công trình nạo vét cồn đất phía thượng lưu đập La Ỷ (TP Huế, Thừa Thiên Huế) được đổ tại một số điểm ở xã Phú Thượng và phường Phú Mậu (TP Huế) khiến người dân lo lắng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không có giải pháp hiệu quả trong mùa mưa lũ.

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 sẽ bắt đầu từ ngày 24/9. với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện tại và mai sau”.

Chiều tối 20/9, khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ huy đã tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Long Thái Việt (ở huyện Hàm Tân).

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 20/9 đến 3h ngày 21/9 nhiều nơi trên 70mm như: Khe Lá (Nghệ An) 151.6mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 70.8 mm…

Thay vì trả tiền lương cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát hiện đấu tranh, triệt phá.

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Cuối phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Khắc Duy (SN 1984) 13 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Nguyệt, chung sống như vợ chồng với bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文