Tiền Giang “siết chặt” tuyến quốc lộ 1, ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tại, ngành chức năng các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) triển khai đồng bộ các biện pháp.
- Bình Dương quyết liệt ngăn chặn dich tả lợn châu Phi
- Tăng cường biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở đồng bằng sông Cửu Long
- Dịch tả lan rộng ra 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Tiền Giang, có hơn 70 km quốc lộ 1 qua địa bàn các huyện Châu Thành, TP Mỹ Tho, huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và huyện Cái Bè. Từ ngày 25-5, sau khi đồng loạt nhiều tỉnh, thành công bố dịch, tỉnh Tiền Giang đã thành lập thêm chốt kiểm dịch tại xã Hoà Hưng (huyện Cái Bè) nằm trên quốc lộ 1, ngay khu vực cầu Mỹ Thuận.
Đây là trạm thứ 5 do tỉnh Tiền Giang thành lập, sau các trạm kiểm dịch tại cao tốc Trung Lương – TP Hồ Chí Minh, Trạm Tân Hương (huyện Châu Thành), Trạm phà Mỹ Lợi (thị xã Gò Công) và Trạm Phú Cường (huyện Cai Lậy), với 3 lực lượng cùng tham gia là Cảnh sát giao thông, Quản lý thị trường và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang.
Trạm kiểm dịch số 5 tại khu vực cầu Mỹ Thuận. |
Lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang phun thuốc tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển lợn qua Tiền Giang. |
“Các trạm sẽ kiểm tra 3 bước, thứ nhất kiểm tra hành chính giấy tờ, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đang vận chuyển, tiếp đến kiểm tra lâm sàng hiện trạng gia súc động vật đang vận chuyển và phun thuốc tiêu độc, khử trùng”, cán bộ Trạm kiểm dịch số 5 thông tin.
Các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm từ các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang… qua Tiền Giang đi TP Hồ Chí Minh đều được kiểm tra, phun thuốc tiêu độc, khử trùng.
Từ ngày 25-5 đến nay, số phương tiện vận chuyển được kiểm tra trên quốc lộ 1 tăng lên từ ngày. Ngày 26-5, có 14 phượng tiện (11 xe chở heo, 3 xe chở gà, vịt) được kiểm tra, phun thuốc tiêu độc khử trùng, đến ngày 27-5, số phương tiện này tăng gấp đôi. Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát các phương tiện từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành ĐBSCL và ngược lại nhằm ngăn chặn triệt để dịch tả có thể xâm nhập.
Chiều 28-5, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký quyết định công bố bệnh dịch tả heo châu Phi. Địa bàn các huyện Tân Hồng, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, TP Sa Đéc, xảy ra dịch. Vùng bị dịch uy hiếp gồm, huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Cao Lãnh, Châu Thành, thị xã Hồng Ngự và TP Cao Lãnh.
UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, khẩn trương hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo Luật Thú y, nhanh chóng dập tắt ổ dịch tả heo châu Phi trên địa bàn. |