Đất thiêng từ Trường Sa vượt biển Đông hòa vào đàn Xã Tắc

16:45 29/08/2017
Đất thiêng được lấy từ quần đảo Trường Sa được hòa vào đàn Xã Tắc, TP Huế sau một hành trình dài vượt Biển Đông.


Sáng 29-8, tại di tích Phu Văn Lâu, Trung tâm BTDT Cố đô Huế phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức lễ tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa và thực hiện các nghi thức trang trọng để hòa đất thiêng vào đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế).

Trước đó, trong khuôn khổ chương trình “Hồn đất quê nhà gửi Trường Sa” vào tháng 5-2017, Báo Tuổi Trẻ và Quân chủng Hải Quân đã mang đất thiêng từ khắp mọi miền của Tổ quốc ra đảo Trường Sa và sau đó đoàn đã mang những khuôn đất từ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa về với đất liền. Trong đó có một phần đất được hòa vào đàn Xã Tắc hôm nay.

Khuôn đất thiêng được lấy từ quần đảo Trường Sa đưa vào đất liền.
Đại diện Báo Tuổi Trẻ và Trung tâm BTDT Cố đô Huế tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa.

Đàn Xã Tắc được xây dựng từ cuối mùa xuân năm 1806 ở phía Tây Hoàng Thành theo nguyên tắc "tả Tổ, hữu Xã" (bên trái thờ Tổ, bên phải thờ Xã Tắc) của thành trì phương Đông truyền thống.

Đàn Xã Tắc là một trong số di tích đặc biệt quan trọng của Cố đô Huế. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu do các vị vua Nguyễn chủ trì lễ tế.

Đất thiêng được đưa đến đàn xã Tắc trước khi hào vào đất mẹ.

Khi xây dựng đàn Xã Tắc, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo chỉ dụ của triều đình đều phải góp đất sạch để đắp đàn, bởi vậy đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của cả nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng của quốc gia.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế hòa đất thiêng lấy từ Trường Sa vào đàn Xã Tắc.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho biết, hoạt động hòa đất thiêng từ Trường Sa vào đàn Xã Tắc mang nhiều ý nghĩa, thể hiện chủ quyền non sông đất nước và khát vọng về một vùng biển hòa bình, tiếp thêm sức mạnh cho CBCS, đồng bào đang ngày đêm bám biển và canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Anh Khoa

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文