Tiếp tục mang gạo ST24 và ST25 đi thi

09:36 22/04/2021
Đó là khẳng định của kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” các dòng gạo mang thương hiệu ST nổi tiếng tỉnh Sóc Trăng (ST24 và ST25). 

Nói về việc đưa gạo ST25, gạo đã đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới năm 2019” đi thi năm 2020, kỹ sư Hồ Quang Cua cho biết, chỉ 4 ngày sau khi gạo ST25 đoạt giải Nhì thế giới trong cuộc thi gạo ngon tại Hoa Kỳ ngày 7/12/2020, ông thực sự rất sốc khi có ý kiến phê bình sự kiện đem “hoa hậu gạo” thế giới 2019 - ST25 đi thi chỉ để đạt "Á hậu".  

Kỹ sư Hồ Quang Cua bên cánh đồng lúa mang thương hiệu ST. 

Theo kỹ sư Cua, việc chọn tạo giống và thi gạo với quan điểm “Chọn tạo giống ngon cho ra ngon, thơm cho ra thơm”, được ông và các cộng sự thực hiện từ hơn 20 năm về trước đã tận lực tìm kiếm nguồn gen để lai tạo. 

Một trong những may mắn là có được nguồn gen từ giống lúa Tám Hải Hậu có mùi thơm cốm, từ một dự án do Viện Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) tài trợ.  

Sau khi được chiếu xạ từ Viện Nguyên tử Đà Lạt, giống này phân ly ra nhiều dòng khác nhau và đều thành giống lúa thơm ngắn ngày (dù năng suất thấp) nên dễ lai tạo.

Tiến sĩ Lê Xuân Thám đã mang bộ giống này xuống đồng bằng và đến Sóc Trăng mới có người nhận hợp tác. Cơ duyên đó đã tạo nên những giống lúa ST19, ST20 nổi tiếng một thời sau khi sản xuất thử từ năm 2008.

Với công trình này, ông Trần Tấn Phương (một thành viên của nhóm nghiên cứu), đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ của mình tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2011. 

Trên nền tảng đó, từ lúc ST19, ST20 đưa ra sản xuất thử, kỹ sư Cua đã đầu tư, chủ trì lai tạo nâng cấp. Sau 11 năm (2008 - 2019), được Bộ NN&PTNT công nhận. Theo kỹ sư Cua, hàng ngàn dòng lúa đã được phân tích mùi thơm, hàng trăm loại cơm đã được nếm thử, hàng ngàn tấn lúa đã được xay xát thăm dò ý kiến khách hàng.  

Cánh đồng lúa ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua. 

Các cuộc thi nội bộ đã được tổ chức sau từng vụ thu hoạch; 1 cuộc thi do tỉnh tổ chức; 2 cuộc thi do Hiệp Hội lương thực Việt Nam tổ chức; 4 lần dự thi quốc tế liên tục từ 2017 đến 2020 và 4 lần đều được xếp hạng cao nên gạo thơm Việt Nam lọt vào top đầu gạo ngon nhất thế giới.

“Một vấn đề rất hay mà TS Vallop Manathanya - Chủ tịch Công ty Bangsue Chiameng (Thái Lan) đặt ra cho chúng tôi trong chuyến thăm ngày 16/1/2020, sau khi chúng tôi trở về từ Philippines là: Vì sao gạo của các anh (ST25) lại đoạt giải cao hơn gạo Thai Hom Mali? Tôi hiểu ông đặt ra câu hỏi này là vì người Thái luôn xem gạo thơm của họ là số 1 thế giới. Tôi trả lời đó là nhờ “tính khác biệt”. 

Gạo Thái chỉ có mùi thơm lá dứa, còn gạo ST25 của chúng tôi vừa có mùi thơm lá dứa, vừa có mùi thơm cốm. Chưa kể gạo thơm ST24, ST25 của chúng tôi có độ bền thể gel (thể hiện sự ưa chuộng của người dùng) là 90mm +/-1mm hơn hẳn gạo thơm Thái 13%”, kỹ sư Cua chia sẻ.

Các đại biểu tham quan cánh đồng lúa ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua. 

Kỹ sư Cua cho biết thêm, sau nhiều lần tổ chức vòng thi nội bộ chúng tôi đều chỉ chọn loại ngon nhất, đặc sắc nhất để dự thi các vòng cao hơn, chưa kể chúng tôi luôn luôn chú ý các đặc tính khác như chu kỳ sinh trưởng, tính chịu mặn, tính kháng đổ ngã, tính kháng bệnh, năng suất lúa, mức độ yêu thích của người tiêu dùng để tạo nên tính bền vững của giống lúa khi phóng thích ra sản xuất. 

"Tổ chức TRT (The Rice Trader) phối hợp với ICI (International Commodity Institute) đều là các tổ chức thương mại cho nên họ rất lưu ý đến các yếu tố sản lượng, doanh số để thúc đẩy thương mại lúa gạo toàn cầu, cho nên chúng tôi chỉ chọn dự thi một giống ngon nhất”, kỹ sư Cua nói. 

Hơn 60 năm qua, sau cuộc bình chọn công phu kéo dài nhiều năm, giống lúa Khao Dawk Mali vẫn là “duy ngã độc tôn” của Thái Lan. Qua 12 năm tổ chức thi “Gạo ngon nhất thế giới”, các nước lừng danh về gạo thơm mùi dứa vẫn gửi dự thi một giống. Thái Lan đoạt giải Nhất 6/12 lần dự thi; Campuchia 4 lần; Mỹ 2 lần; Myanmar 1 lần; Việt Nam 1 lần. Việt Nam là nước đầu tiên được xếp hạng Nhì với ST25, trước đó là hạng Nhất sau là top 3. 

“Nếu cứ thay đổi giống để đi thi thì làm sao xây dựng nền tảng sản xuất, kinh doanh. Chẳng lẽ lấy giống đã được đánh giá thấp hơn đi thi sao? Vì thế, ngày nào còn sống, tôi vẫn đem gạo ST24, ST25 đi thi để khẳng định vị thế và thương hiệu gạo Việt Nam”, kỹ sư Hồ Quang Cua khẳng định. 

V.Đức - C.Xuân

Tại bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.

Ngày 13/5, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 15h chiều nay tại khu vực khai thác thuộc Công ty than Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 công nhân tử vong và 1 công nhân bị thương.

Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Sơn La, chiều 13/5, Đoàn Công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Công an tỉnh về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, công tác bảo đảm ANTT.

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.

Ngày 13/5, Viện KSND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã ra cáo trạng truy tố bị can Lê Dương (SN 1991) Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi về tội “Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, đồng thời truy tố tài xế Hoàng Văn Tính (SN 1986) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”…

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp cục nghiệp vụ Bộ Công an, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an các đơn vị, địa phương phá chuyên án, bắt giữ 21 đối tượng sử dụng công nghệ cao để đánh bạc bằng hình thức đánh lô, đề.

Ngày 13/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin vừa có văn bản khẩn yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập, các trung tâm y tế và phòng y tế quận, huyện, TP Thủ Đức rà soát, cung cấp thông tin về lịch khám chữa bệnh (nếu có) của 3 người trong vụ án hình sự loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai - Long An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文