Tìm giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long
- Tăng cường tiết kiệm điện trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cần Thơ nỗ lực trở thành trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Giải “bài toán” tiêu thụ nông sản cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Theo GS-TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nước. Nơi đây, đóng góp hơn 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và trên 74,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên.
Theo PGS-TS Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, để thực hiện thành công và hiệu quả NQ120, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật cụ thể, vấn đề thay đổi tư duy và quán triệt của nhà quản lý, nhà khoa học và rộng rãi trong cộng đồng, đến từng người dân về NQ, thiết nghĩ cần phải có kế hoạch đồng bộ.
Vì vậy, các bên có liên quan cần có sự thống nhất cơ bản trước khi thực hiện những vấn đề lớn. Sự thay đổi quan điểm liên quan đến nhận thức về mặn, hạn, lũ; về quản lý khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên; những chủ trương, chương trình hành động cụ thể. Đối với các tỉnh, thành, bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của địa phương như trước đây, cũng nên có biện pháp thống nhất khi thực hiện các đề tài có tính chất liên vùng và tiểu vùng.
“Với nhiệm vụ được phân công là đào tạo nguồn lực chất lượng cao, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng sự phát triển KT-XH của vùng, Trường ĐH Cần Thơ luôn sẵn sàng đóng góp hết khả năng về khoa học công nghệ và đội ngũ chuyên gia nhằm góp phần thành công tốt nhất nội dung của NQ120”, PGS-TS Lê Việt Dũng khẳng định.