Tìm lời giải cho bài toán giữ rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu

09:35 01/01/2017
Rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang dần mai một và tỉnh đang tìm mọi cách để giữ gìn, phát triển những cánh rừng ngập mặn này.

Không chỉ mang đầy đủ giá trị của rừng ngập như làm chậm dòng chảy phát tán của nước triều, giảm độ mạnh và cao của sóng triều, bảo vệ đê biển, hạn chế xâm nhập mặn, tạo đa dạng sinh học, rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu còn có tác dụng là “lá phổi” cho các đô thị Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu và giá trị cảnh quan rất lớn.

Tuy nhiên, cũng như bao cánh rừng khác, rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang dần mai một và tỉnh đang tìm mọi cách để giữ gìn, phát triển những cánh rừng ngập mặn này.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có hơn 5.113ha rừng ngập mặn, trong đó tập trung nhiều nhất là huyện Tân Thành với hơn 2.640 ha và thành phố Vũng Tàu với hơn 1.890ha. Phần còn lại là huyện Đất Đỏ và Xuyên Mộc.

Ngoài ra, theo thống kê, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu còn có gần 3.000 ha đất rừng ngập mặn (do cấp huyện quản lý) để trống hoặc nuôi trồng hải sản có thể đưa vào khoanh nuôi bảo vệ tạo rừng cảnh quan và diện tích này chủ yếu nằm ở thành phố Vũng Tàu với gần 1.900ha. Đến nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện giao khoán hơn 2.000ha rừng ngập mặn cho 302 hộ quản lý.

Theo Ban Quản lý rừng Phòng hộ tỉnh, trong mấy năm qua, trên địa bàn xảy ra 3 vụ phá rừng ngập mặn quy mô khá lớn và đơn vị đã kịp thời phát hiện, xử lý.

Nhiều giải pháp để giữ rừng ngập mặn.

Cũng theo Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh, những vụ phá rừng nhỏ lẻ ở mức vài trăm mét vuông để làm đùng (ao) nuôi tôm xảy ra nhiều, rất khó phát hiện và đây chính là mối lo không nhỏ vì rừng cứ bị gặm nhấm dần dần.

Nguyên nhân là lực lượng tuần tra bảo vệ rừng rất mỏng (tại huyện Tân Thành chỉ có 1 trạm quản lý bảo vệ rừng với 4 viên chức, 1 phương tiện là cano để tuần tra nhưng đã cũ, hư hỏng thường xuyên) trong khi địa bàn rất rộng và các hộ nhận khoán lại ở sâu trong các diện tích rừng của mình.

Nhưng qua tìm hiểu, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng các hộ nhận khoán phá rừng ngập mặn là nguồn hưởng lợi từ rừng nhận khoán không nhiều, nên nhiều hộ đã tìm cách be bờ, đào ao chuyển sang nuôi tôm, cá thu lợi lớn hơn. Bên cạnh đó, một số hộ nhận khoán đã chuyển nhượng cho các hộ khác và việc chuyển nhượng này không thông qua Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh nên trách nhiệm đã phai nhạt hơn.

Giữ rừng đã khó nhưng việc trồng rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang gặp không ít khó khăn. Trong năm 2016, Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ tổ chức trồng được gần 33ha rừng ngập mặn.

Còn theo kế hoạch trồng rừng ngập mặn năm 2016 (ở cấp huyện), thành phố Vũng Tàu trồng 100ha và thành phố Bà Rịa trồng hơn 71ha nhưng đến nay đã phải chuyển qua năm 2017 do khó khăn về kinh phí và phần lớn diện tích đang bị các tổ chức, cá nhân sử dụng nuôi trồng thủy sản…

Đặc điểm của rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu là có nhiều con sông lớn, nhánh sông chạy qua và sát với rừng Sác, Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh nên rất thích hợp cho phát triển du lịch.

Hiện tại đây đã hình thành một số tour, điểm du lịch thăm rừng ngập mặn bằng cano và thưởng thức các món hải sản biển liên thông giữa các khu rừng ngập mặn của Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây đang là một điểm mới khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian tới.

Đoàn Mạnh Dương

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文