Tin thầy lang chữa được bỏng khiến trẻ suýt mất mạng

09:54 01/04/2019
Bị bỏng nước sôi không đi viện mà đến thầy lang gần nhà đắp lá khiến cháu bé hơn 2 tuổi ở Hà Nội bị sốc, nhiễm trùng máu, co giật, ngừng tim... Những hiểu lầm tai hại của phụ huynh đã khiến trẻ bị biến chứng nặng, phải điều trị hồi sức cấp cứu dài ngày với đau đớn vô tận.


Tôi gặp anh Hà Văn Cương (Thường Tín, Hà Nội) tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia khi anh đang chăm sóc con trai 2,5 tuổi Hà Gia Bảo bị biến chứng do điều trị bỏng ở thầy lang gần nhà. Đau xót và ân hận là những gì mà gia đình anh phải chịu đựng trong suốt những ngày qua. 

Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Hải An, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu, cháu Hà Gia Bảo là trường hợp điển hình về việc bỏng không đi viện mà đến thầy lang chữa. Cháu bị bỏng nước sôi với diện tích 30% cơ thể, nhưng do điều trị thầy lang khiến cháu bị nhiễm trùng máu, sốc, co giật, tiên lượng bệnh rất nặng.  

Kể lại với tôi, anh Cương cho biết, cháu Bảo bị ngã ngồi vào nồi canh to (nấu cho thợ) vừa bắc từ bếp xuống. Cháu bị bỏng nặng từ phần lưng, tay xuống tới chân. Trong lúc hoảng hốt, gia đình đưa cháu tới thầy lang gần nhà, thầy nói chữa được nên đã không đưa cháu tới viện. Sau 3 ngày đắp lá, cháu Bảo bị co giật, sốc, gia đình đưa tới bệnh viện gần nhà cấp cứu. Bác sĩ nói cháu bị nhiễm trùng máu, phải thở ô-xy. Ngay sau đó, cháu được chuyển tới Bệnh viện (BV) Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt sâu, co giật.

Trẻ bị bỏng điều trị ở Viện Bỏng quốc gia.

6 ngày sau, cháu Bảo được chuyển đến Viện Bỏng quốc gia, điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Tình hình của cháu không mấy khả quan khi biến chứng vào phổi, ngừng tim 2 lần, một số bộ phận bị hoại tử, tiếp tục được lọc máu và thở máy. Hơn 1 tháng điều trị hồi sức tích cực, trải qua 3 lần phẫu thuật cấy ghép da, cháu mới thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Trao đổi với tôi chiều 31-3, anh Cương cho biết, sau 3 tháng điều trị, bác sĩ nhận định sức khỏe cháu đã tiến triển tốt, tay chân còn yếu nhưng cháu đã tỉnh táo, tiếp thu được. Bỏng trẻ em thường rất dễ gặp, đáng lẽ ra các cháu được chữa khỏi, ít để lại tổn thương, nhưng do một số bậc phụ huynh đưa con đi đắp lá nên đã mất đi cơ hội điều trị tốt nhất cho các cháu. 

Từ đầu năm đến nay, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang điều trị cho 8 trường hợp bị bỏng do nước sôi, chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ths.BS Quàng Văn Hải, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang cho biết: “Các ca bỏng nặng thường phải điều trị lâu dài, rất tốn kém.

Theo BS Hải, nhiều người không biết đã sơ cứu cho trẻ sai cách trước khi đưa đi viện như dùng nước đá lạnh chườm vào vết bỏng. Đây là hiểu lầm tai hại vì có thể gây tổn thương da. Không áp dụng biện pháp truyền miệng như phun rượu, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Với vết bỏng lớn không được cởi quần áo cho trẻ, mà phải dùng kéo cắt để tránh gây tổn thương nặng…

BS Quàng Văn Hải khuyến cáo, khi trẻ bị bỏng nước sôi, việc đầu tiên các gia đình cần làm là đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc chậu nước mát và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương… Nếu có thuốc xịt bỏng thì nhanh chóng xịt cho trẻ. Dùng băng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ che phủ vết bỏng.

Bỏng nước sôi cần được sơ cứu đúng ngay từ những giây phút đầu tiên, nếu xử trí sai có thể khiến vết bỏng sâu hơn, gây nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng sẹo xấu, co rút cơ…, thậm chí để lại thương tật vĩnh viễn cho người bệnh. 

Sau khi sơ cứu ban đầu, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thảo dược (không rõ nguồn gốc) để cấp cứu và tự chữa bỏng cho trẻ. 

Đặc biệt, không đưa trẻ chữa bỏng ở thầy lang, đắp các loại thuốc không rõ nguồn gốc, gây nhiễm trùng và biến chứng nặng nề như nhiều trường hợp đã xảy ra.

Trần Hằng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文