“Tổ đoàn kết” - điểm tựa của ngư dân trên biển

08:30 30/12/2019
Để hạn chế những rủi ro giữa mênh mông biển cả, hàng vạn ngư dân ở Quảng Bình đã thành lập được hàng trăm tổ đoàn kết (TĐK) đánh cá trên biển. Họ giúp nhau khi trái gió, trở trời; kêu gọi nhau tránh bão; chung sức đồng lòng ngăn cản tàu lạ xâm nhập vùng biển của Tổ quốc

Đánh bắt thủy hải sản trên biển ngư dân luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên nhiên bất trắc, đau ốm, tàu hư hỏng, tàu nước ngoài va đâm… Để hạn chế những rủi ro giữa mênh mông biển cả, hàng vạn ngư dân ở Quảng Bình đã thành lập được hàng trăm tổ đoàn kết (TĐK) đánh cá trên biển. Họ giúp nhau khi trái gió, trở trời; kêu gọi nhau tránh bão; chung sức đồng lòng ngăn cản tàu lạ xâm nhập vùng biển của Tổ quốc… Mô hình TĐK đánh bắt thủy hải sản đang thực sự phát huy hiệu quả.

Nhấp một ngụm trà, ngư dân Nguyễn Anh Đức, trú Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình nhìn xa xăm nói cảm ơn bạn tàu: “Nếu không có tàu cá QB 93342 TS của anh Nguyễn Ngọc Cường cùng tổ hợp tác đánh bắt xa bờ xã Cảnh Dương phát hiện, ứng cứu kịp thời thì chúng tôi làm gì còn để được chuẩn bị cho tàu ra khơi dịp gần Tết này nữa. 

Hôm đó, vào lúc khoảng 4-5h sáng 8-10-2019, tàu cá 93942TS của anh Đức cùng 5 ngư dân (Phạm Chân Thực, Bùi Văn Biểu, Bùi Văn Hải, Phạm Hữu Sự, Nguyễn Quang Phú, đều trú xã Cảnh Dương) đang đánh bắt cách cửa biển khoảng 35 hải lý thì bị vật cứng trên biển trôi nổi đâm làm vỡ mạn tàu, nước tràn vào khoang. Các ngư dân tìm mọi cách ứng cứu nhưng chiếc tàu cứ chìm dần, mọi người nhìn nhau trong tuyệt vọng. Khi con tàu sắp bị nhấn chìm, các ngư dân hiền lành nhìn về đất liền như lần cuối chia xa thì may tàu anh Cường đánh bắt trong khu vực nhận được tín hiệu trước đó đã đến kịp cứu mọi người an toàn.

Dọc theo triền cát trắng Quảng Bình, nhiều gia đình ngư dân cha còn lênh đênh trên biển, con đã chuẩn bị xuống tàu ra khơi đánh cá. Biển cả chan hoà nhưng cũng đầy bất trắc, bão tố. Để giữ lấy nghề đánh cá biển, trung bình một chuyến ra khơi, ngư dân phải thức trắng từ 10-15 ngày. Thuyền cập bến trừ hết chi phí, mỗi chuyến ra khơi ngư dân cũng chỉ nhận được khoảng hơn 7-10 triệu đồng. 

Trước đây, chỉ cần đánh bắt quanh quẩn gần bờ cũng có cá, giờ ngư dân phải đóng tàu lớn, giong thuyền ra tận biển xa mới có ngư trường. Chính vì vậy nỗi nguy hiểm cũng tăng lên theo chiều con sóng. Khi đi biển ngư dân buộc lòng chấp nhận thi gan với biển cả. Song không phải ai cũng thắng, có nhiều người mãi mãi nằm lại giữa biển khơi.

Nhờ có Tổ đoàn kết đánh cá trên biển, 6 ngư dân trên tàu cá 93942TS gặp nạn đã được kịp thời phát hiện, cứu đưa vào bờ an toàn.

Để ngư dân một mình tự chống chọi với biển khơi chắc chắn không đủ sức. Cách đây đúng tròn 10 năm, ngày 27-5-2009, trở thành một ngày đáng nhớ của gần 200 ngàn ngư dân Quảng Bình, đó là ngày Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh quyết định thành lập các tổ đoàn kết (TĐK) khai thác hải sản trên biển. Cùng chung tay với ngư dân ngoài Sở NN&PTNT, còn có lực lượng Biên phòng, Hội Nông dân, các hợp tác xã… 

Từ đây ngư dân Quảng Bình bớt lẻ loi trên con đường chinh phục biển khơi. Bên ly rượu trắng và những con mực còn mang vị mặn mòi của biển, ngư dân Đào Hải Châu vỗ vai tôi thân tình: “Cả đời đi biển, có khi mô tui được ngồi với nhà báo để nói về công việc của mình mô. Đây, thằng Hoàng, thằng Minh, thằng cu út… tất cả đều là chiến hữu của tui đó. Mỗi lần sau chuyến tàu cập bến, là anh em tui quây quần họp kiểu dã chiến này để ăn mừng về với vợ con an toàn, đồng thời bàn bạc cho chuyến đi tiếp theo”.

Nói về các TĐK đánh cá trên biển, anh Châu cười vui; từ ngày có TĐK ngư dân cảm thấy an tâm hơn mỗi lần ra khơi. Làm ăn giữa mênh mông sóng nước, anh em trong các TĐK luôn chung sức giúp nhau, người khoẻ làm bớt việc cho người ốm. Trước đây, ngư dân đánh cá theo kiểu mạnh ai người ấy làm, giờ mà ai làm như vậy là bị anh em ngư dân cự liền. Từ khi vào các TĐK, hầu hết ngư dân ở Quảng Bình biết nâng đỡ, giúp nhau trong công việc, và nhất là khi hoạn nạn. Tàu của anh Tô Hải Nam chạy xa cách bờ hơn 10 hải lý và bắt đầu xuống lưới. Bất ngờ anh phát hiện phía xa có người đang bám vào miếng xốp dập dờn trên sóng. 

Anh Nam kéo lưới cho tàu chạy đến cứu người bị nạn. Người được cứu là anh Trương Châu, Bảo Ninh, Đồng Hới. Anh Châu gắng gượng báo còn 3 người nữa. Lập tức anh Nam cho tàu quần đảo trên vùng biển. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ, anh cứu được cả 4 người. Sơ cứu xong cho ngư dân gặp nạn, anh Nam cho tàu trực chỉ đất liền để sớm đưa 4 ngư dân về nhà cứu chữa. 

“Chuyến đi chấp nhận lỗ, nhưng mạng người thì không có cái chi đổi được phải không chú”, anh Nam quay sang tôi nói vậy… Không chỉ cứu giúp nhau, các TĐK ở Quảng Bình còn biết nương tựa vào nhau góp phần bảo vệ vùng biển khơi thiêng liêng của mình. Nhiều ngư dân cho biết, mỗi khi thấy tàu đánh cá lạ xâm nhập trái phép vùng biển của mình và gây chuyện, các TĐK lại báo cho nhau qua máy Icom, đoàn kết nhau lại để xua đuổi tàu lạ.

Bên cạnh giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, các TĐK của ngư dân Quảng Bình còn tương trợ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thông tin ngư trường, thông tin thời tiết và phối hợp tìm kiếm cứu nạn khi sự cố xảy ra. Trong cơn bão số 9 vừa qua, ngư dân trong các TĐK đã hỗ trợ đắc lực cho nhau về tình hình mưa bão, tìm nơi trú ẩn an toàn, toàn tỉnh Quảng Bình không có thiệt hại nào đáng tiếc xảy ra.

Dương Sông Lam

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.