Tốn hàng chục tỷ đồng để di dời dân do nhà máy xi măng gây ô nhiễm môi trường

09:13 16/06/2015
Hơn một tháng nay, ngày nào cũng có hàng chục người dân xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dựng lều trước Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất, thuộc Công ty CP Xi măng miền Trung tại Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi để ngăn cản nhà máy hoạt động. Mặc dù chính quyền địa phương đã tổ chức đối thoại, nhưng người dân cho rằng, bao giờ nhà máy chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm thì bà con mới an lòng…

Trước cổng Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, mỗi ngày có hàng chục người dân thay phiên nhau túc trực 24/24h trong căn lều dựng tạm, ngăn cản không cho xe ra vào nhà máy. Tình trạng này diễn ra hơn một tháng nay.

Cuối tháng 5/2015, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Sở, ban ngành liên quan đã tổ chức đối thoại, đề nghị người dân không cản trở hoạt động của nhà máy. Gần nửa tháng trôi qua sau lần đối thoại này, người dân 2 thôn Tân Hy và Sơn Trà, xã Bình Đông, vẫn tiếp tục “vây” nhà máỵ…

Người dân dựng lều phản đối trước cổng Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất.

Đây không phải là lần đầu tiên Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất bị người dân phản đối vì đã gây ô nhiễm môi trường. Bà con nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến các cấp chính quyền, nhưng rồi vẫn phải sống chung với bụi và tiếng ồn…

Theo ông Huỳnh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Đông: UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất tiến hành kiểm kê, đánh giá phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm của Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất đối với các hộ dân sống trong bán kính từ 100-150m. Theo đó, có 427 hộ bị ảnh hưởng; tuy nhiên mới chỉ có 236 hộ được bồi thường, di dời đến nơi ở mới.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất xây dựng trên diện tích 6ha, công suất 500 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, do xây dựng trong khu vực có mật độ dân cư đông nên nhà máy hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân.

Trước mắt, địa phương sẽ chi hơn 87 tỷ đồng từ ngân sách để di dời 236 hộ trong diện bị ảnh hưởng ô nhiễm từ hoạt động Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất, những trường hợp còn lại sẽ tiếp tục di dời đợt sau.

Ông Phạm Như Sô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiêm Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất thừa nhận: “Tỉnh đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan nghiên cứu khảo sát lại xem tác động như thế nào ngoài phạm vi 150m để có những chủ trương tiếp theo. Chúng tôi đang chờ kết luận của thanh tra để trình UBND tỉnh có hướng xử lý cho phù hợp với tác động môi trường ở đây”.

Anh Thư

Thượng tá Nguyễn Văn Quân, Trưởng Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cho biết, ngoài nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong dịp lễ 30/4, CBCS Công an huyện vẫn tiếp tục thực hiện chương trình mang nước sạch đến các xã bị hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt, nước uống, giúp người dân có đủ nước dùng đến khi nào cơn hạn mặn chấm dứt…

 Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sơn La: Từ chiều 17/4 đến ngày 24/4, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện giông lốc, mưa đá trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và người dân.

Chiều 25/4, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại Công an tỉnh Kon Tum. Cùng tham gia đoàn công tác của đồng chí Thứ trưởng có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Trong lúc đang vận hành trên đường quốc lộ 1A, một xe ôtô đầu kéo bất ngờ bốc cháy từ phía bên phải phần đầu cabin. Lực lượng Cảnh sát chữa cháy khẩn trương đến hiện trường dập tắt ngọn lửa, giảm thiểu thiệt hại tài sản.

Nhập viện với đôi môi sưng to gấp nhiều lần bình thường, cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tá hoả khi được thông báo đôi môi đã bị viêm nhiễm rất nặng. 3 ngày trước, vì thích làm đẹp, cô gái đã đến một spa để cắt môi hình trái tim với giá 7 triệu đồng.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.

Liên quan đến vụ án hình sự "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên (An Giang), chiều 25/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tiếp tục tống đạt quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文