Từ làng Rồng đến những khu tái định cư mới

10:54 30/10/2019
Đã 20 năm qua, sau trận lũ lịch sử năm 1999, cuộc sống của các hộ dân bị trôi nhà cửa được di dời đến tái định cư (TĐC) ở làng Rồng, thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, giờ đây cuộc sống đã khởi sắc, phát triển đi lên.

Lần này có dịp về thăm lại làng Rồng, ngôi làng hình thành vào năm Canh Thìn – 2000 và được nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đặt tên, chúng tôi đã chứng kiến khá nhiều thay đổi. 

Diện mạo của ngôi làng ngày nay đã khác xưa, dọc tuyến đường bê tông dẫn vào làng là những căn nhà cao tầng kiên cố, khang trang san sát bên nhau. Nhiều hộ dân đã mua sắm ôtô đời mới để đi lại làm ăn… 

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Trần Văn Thu hào hứng khi kể về cuộc sống và công việc mưu sinh thường nhật của người dân nơi đây. Theo lời ông Thu, trận lũ lịch sử vào đầu tháng 11-1999 làm vỡ đập Hòa Duân, cuốn trôi 64 nhà dân của làng Hải Thành, thị trấn Thuận An, khiến 14 người chết, trong đó có 12 người thân của ông. Lũ lụt đi qua, làm xóm tan hoang, các hộ gia đình được chuyển về khu TĐC làng Rồng. 

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, dân làng đã động viên nhau, đoàn kết vượt qua khó khăn, nỗ lực lao động nuôi trồng thủy sản, bám biển đánh bắt tôm, cá mới có được cuộc sống ấm no như hôm nay.   

Ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, trao đổi cho biết, làng Rồng hiện có 64 hộ dân, 276 nhân khẩu. Trong đó, rất nhiều hộ dân là tấm gương sáng trong làm ăn, phát triển kinh tế. 

Cũng từ đó, con em người dân làng Rồng được học hành đến nơi, đến chốn, đỗ đạt thành tài. Riêng năm học vừa qua, làng có nhiều em thi đỗ vào các trường cao đẳng và đại học. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho làng Rồng sau 20 năm kể từ ngày xảy ra trận lũ lịch sử…

Tuy nhiên, không chỉ riêng khu TĐC làng Rồng. Từ năm 1999 đến nay, ngoài đầu tư các công trình phòng chống thiên tai, bão lũ, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quan tâm triển khai công tác di dời dân ở các khu vực thường xuyên bị thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... đến các khu TĐC mới để ổn định cuộc sống. 

Thống kê sơ bộ, tỉnh đã thực hiện xóa nhà tạm, bố trí TĐC cho 980 hộ dân vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và gần 800 hộ dân vạn đò trên sông Hương. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên-Huế và các tổ chức đã phối hợp triển khai nhiều chương trình xoá nhà tạm, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hàng nghìn hộ dân, giúp người dân có cuộc sống tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. 

Chúng tôi cũng đã đến nhiều khu TĐC ghi nhận về điều đó. Như khu TĐC ở xã Điền Hải, huyện Phong Điền, sau một thời gian triển khai đến đầu năm 2019 được hoàn thành, ổn định chỗ ở cho 33 hộ dân từng sống trong những căn nhà chồ chật hẹp trên phá Tam Giang. 

Chuyển về căn nhà mới kiên cố, ông Trần Lý (75 tuổi) không khỏi xúc động: “Gia đình tôi sống trong nhà chồ bên mép phá Tam Giang suốt hơn 23 năm trời. Mỗi lần có mưa bão, lo sợ nhà đổ sập nên chúng tôi phải đi tránh trú ở nơi khác. Khi được chuyển về khu TĐC này, chúng tôi không những được cấp đất ở mà còn được UBND huyện Phong Điền hỗ trợ 20 triệu đồng. Nhờ thế mà giờ gia đình tôi đã được an cư, con cái có được công việc mới ổn định sau khi được chuyển lên bờ sinh sống”…

Đáng quan tâm, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện đang gấp rút triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật khu TĐC phía Bắc Hương Sơ, TP Huế phục vụ cho việc di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế trong đợt 1 với hơn 200 hộ dân. Ngày 27-10, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có buổi gặp mặt với đại diện các hộ dân và đưa người dân đi tham quan khu TĐC. 

Bà Phan Thị Cháu (trú tổ 15, phường Thuận Lộc, TP Huế) cho hay, gia đình thuộc diện hộ nghèo, có con trai bị bệnh thần kinh, nếu được di dời về khu TĐC này thì không biết lấy tiền đâu để xây dựng nhà. Tuy nhiên, sau buổi gặp mặt, bà Cháu đã vơi đi nỗi lo phần nào khi được lãnh đạo tỉnh cam kết hỗ trợ xây dựng nhà ở cho bà và các hộ nghèo. 

“Đối với các hộ nghèo, thuộc diện khó khăn, gia đình chính sách không có điều kiện làm nhà, tỉnh sẽ vận động các nguồn tài trợ để hỗ trợ xây dựng nhà cửa để người dân có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng nhà trẻ hiện đại, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ, tiện nghi khác để phục vụ tốt nhất cho người dân khi đến ở tại khu dân cư mới”, ông Phan Ngọc Thọ nói. 

Anh Khoa

Chiều 7/1, phiên tòa xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Đại biểu Quốc hội) và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn. Trước khi thẩm vấn, Hội đồng xét xử tiến hành cách ly bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng hai bị cáo khác là Lê Thanh Vân (cựu Đại biểu Quốc hội) và Nguyễn Văn Vương (cựu Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch Nước) khỏi phòng xử án.

Chiều 7/1, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, lãnh đạo TP Hải Phòng tổ chức gặp mặt, biểu dương và khen thưởng Thủ môn đội tuyển bóng đá Việt Nam Nguyễn Đình Triệu, với số tiền thưởng lên tới 550 triệu đồng cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

Chiều 7/1, thông tin từ Ban ATGT TP Hải Phòng cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang vào cuộc xử lý vụ tai nạn giao thông liên hoàn do lái xe vi phạm nồng độ cồn xảy ra trên địa bàn.

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023-2024 và đã được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ thấp (12.5% ở trẻ em) so với các tác nhân khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%). Thông tin này được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đưa ra ngày 7/1 trong tình cảnh virus HMPV đang bùng phát tại Trung Quốc, gây ra đợt bệnh hô hấp diện rộng khiến người dân lo lắng…

Ngày 7/1, Hội đồng Anh và IDP Việt Nam, hai đơn vị được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS tại Việt Nam đã cùng thông báo việc các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính từ sau ngày 29/3.

Sáng 7/1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Ngày 7/1, Thanh tra tỉnh Kiên Giang công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gắn với việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng thu - chi tài chính, tài sản công và các dự án đầu tư tại Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang và các đơn vị trực thuộc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文