Trò chuyện chủ nhật

Đẩy mạnh trừng trị pháp luật để tránh nguy cơ xâm hại trẻ em

08:43 03/12/2017
Vừa qua, hàng loạt vụ việc bạo lực nghiêm trọng đối với trẻ em xảy ra gây bất bình trong dư luận. Luật Trẻ em 2016 đã có hiệu lực, trong đó quy định rất rõ từng cấp, từng ngành phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ.

Vậy để xảy ra những việc đau lòng này, trách nhiệm thuộc về ai? Lỗ hổng quản lý các cơ sở mầm non tư thục xuất phát từ đâu? PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) về vấn đề này.

PV: Thưa ông, ông đánh giá nguyên nhân nào dẫn đến hàng loạt vụ bạo lực xâm hại trẻ em đang khiến dư luận dậy sóng ít ngày qua?

Ông Đặng Hoa Nam: So với các chủ thể khác trong xã hội thì trẻ em được bảo vệ nghiêm khắc hơn. Vậy tại sao các em vẫn dễ bị bạo lực, xâm hại? Bởi lẽ các em non nớt về thể chất, trí tuệ, các em không có sức tự phản kháng. Do đó câu chuyện pháp lật chúng ta phải làm mạnh mẽ hơn nữa để người ta hiểu rằng, đụng vào trẻ em là bị pháp luật nghiêm trị.

Hiện nay, chúng ta cần tăng cường kỹ năng làm cha mẹ cho mỗi thành viên trong xã hội, kể cả là các giáo viên. Đúng ra giáo viên phải là những người có kỹ năng bảo vệ trẻ em tốt nhất ngoài kỹ năng dạy trẻ, kỹ năng chăm trẻ, đặc biệt đối với bậc học mầm non. Nhưng tôi cho rằng, đội ngũ này hiện nay rất thiếu kỹ năng bảo vệ trẻ em, kỹ năng tự kiềm chế mình, kiềm chế những cơn nóng giận.

Xét về góc độ tâm lý thì phần lớn những hành vi bạo lực giữa người với người, đặc biệt giữa người lớn với trẻ em cũng xuất phát từ những bức xúc, nóng giận nhất thời hoặc bị dồn nén rất lâu, và dễ bộc phát ra với trẻ em. Tôi nhấn mạnh tiêu chuẩn của những người được phép tiếp cận với trẻ, trong đó có giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non, làm việc với trẻ càng nhỏ thì tiêu chuẩn càng chặt chẽ.

Ông Đặng Hoa Nam.

PV: Ông có cho rằng, việc kiểm tra kiểm soát của chúng ta chưa chặt chẽ mới dẫn đến những câu chuyện đau lòng đó?

Ông Đặng Hoa Nam: Đúng là vấn đề kiểm soát cần chặt chẽ hơn. Trở lại với câu chuyện của cơ sở giáo dục mần non, đặc biệt là những cơ sở ngoài công lập, chuyện này không mới, nhưng rộ lên ít ngày qua là vụ ở trường mầm non Mầm Xanh quận 12 TP Hồ Chí Minh. Cũng là bạo hành nhưng tại sao lại 3 giáo viên bạo hành cùng một lúc, nó tạo một hình ảnh hết sức phản cảm trong xã hội. Khi phân tích ra thì cơ sở này cũng đã có những hành vi nhưng khi chính quyền quận xuống kiểm tra thì đương nhiên không phát hiện ra chứng cứ.

PV: Tại sao chính quyền lại không phát hiện ra chứng cứ, thưa ông?

Ông Đặng Hoa Nam: Nếu chúng ta chỉ kiểm tra theo định kỳ như thế, kiểm tra khi chắc chắn thông tin có lộ lọt ra ngoài, kiểm tra theo cái cách mà được đánh động, được báo trước thì không bao giờ thu thập được chứng cứ. Chúng tôi đã thu thập được những câu chuyện liên quan đến việc kiểm tra các cơ sở sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật ở TP Hồ Chí Minh. Báo chí cũng rất bức xúc bởi khi nhận được thông báo đi xuống thì tất cả các chứng cứ, dấu vết đều đã được xóa bỏ. 

Ở đây chúng tôi muốn nói đến việc kiểm soát thường xuyên. Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến của lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, chúng ta cần tăng cường kiểm soát bằng nhiều cách, trong đó có việc lắp đặt camera theo dõi thường xuyên. 

Có ý kiến cho rằng, lắp đặt camera là tạo áp lực đối với giáo viên. Tuy nhiên, camera không phải lắp ở mọi chỗ mà lắp ở những chỗ giáo viên tiếp xúc với trẻ nhiều nhất để kiểm soát hành vi của giáo viên. Khi có những quy định cụ thể như vậy sẽ hạn chế tối đa những sự việc đáng tiếc như vừa rồi. Đây là một trong những gợi ý tôi cho rằng nên sớm pháp lý hóa, đưa vào các tiêu chuẩn để cấp phép các cơ sở giáo dục.

Quy định pháp luật của chúng ta có thể chỗ này chỗ kia còn phải tiếp tục bổ sung, sửa đổi, nhưng về cơ bản thì đã đủ các chế tài để xử lý về mặt hình sự, hành chính để bảo vệ trẻ em. Vấn đề ở đây, tôi một lần nữa đề nghị các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan điều tra cần vào cuộc tích cực hơn nữa, đặc biệt là thực hiện Luật Trẻ em và Nghị định 56 để thu thập chứng cứ nhanh nhất, để xử lý các hành vi, các tội danh xâm phạm bạo lực đối với trẻ em. 

Tôi cho rằng nhất thời cần phải đẩy mạnh trừng trị bằng pháp luật để làm chùn tay những cơn nóng giận muốn trút lên đầu trẻ em, những dục vọng muốn dùng trẻ em để thỏa mãn trong những vụ xâm hại tình dục. Đấy là những giải pháp mà chúng ta có thể làm được.

PV: Đối với những cơ sở giáo dục, đặc biệt là với những cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, theo ông hiện cần có những giải pháp nào để giám sát được chất lượng đội ngũ giáo viên, giám sát được những hành vi bạo hành trẻ?

Ông Đặng Hoa Nam: Tôi cho rằng, đầu tiên chúng ta phải siết chặt nhân lực đầu vào. Ở đây không nhất thiết là phải có trình độ cao về học vấn. Chẳng hạn một giáo viên mầm non thì không nhất thiết phải được đào tạo sư phạm ở bậc đại học, mà vấn đề là đào tạo những kiến thức, kỹ năng về làm việc với trẻ, bảo vệ, chăm sóc trẻ, tôn trọng thân thể của trẻ. Đây là những kỹ năng cần phải tổ chức bằng các dịch vụ đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non.

Vấn đề nữa là kiểm soát. Đương nhiên ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có thể đặt ra các quy định là lắp đặt hệ thống camera, quy định chi tiết về lắp đặt sử dụng camera trong các cơ sở này để tận dụng công nghệ vào việc kiểm soát hoạt động giáo dục trong các cơ sở mầm non, nhưng mặt khác chúng ta phải cần nhiều biện pháp nữa. Tuy nhiên, biện pháp có thể làm được ngay là phải truyền thông giáo dục để mọi người dân sẵn sàng lên tiếng, sẵn sàng thông báo, tố giác đến các cơ quan chức năng về những dấu hiệu, hành vi bạo lực xâm hại trẻ.

Ngay chính các bậc cha mẹ cũng cần có những kỹ năng, ví dụ hàng ngày đón con ở trường về thấy có dấu hiệu khác lạ, không nhất thiết phải là những vết bầm tím trên cơ thể, mà chỉ cần có biểu hiện khác về tâm lý (như hôm trước con đang bình thường, hôm sau khóc không muốn đến trường) thì phải có biện pháp theo dõi và thông báo đến các cơ quan chức năng.

Hiện nay Luật Trẻ em 2016 đã có quy định, có Tổng đài Bảo vệ trẻ em Quốc gia số 111, có cơ quan Công an các cấp, UBND cấp xã, phường chịu trách nhiệm để tiếp nhận mọi thông tin từ phía người dân. Do đó, chúng ta phải truyền thông để giới thiệu cho người dân các địa chỉ để họ cung cấp thông tin, kỹ năng phát hiện dấu hiệu và dũng cảm lên tiếng về những hành vi xâm hại trẻ em.

PV: Hiện có đến 14 - 15  tổ chức làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhưng hàng loạt các vụ việc thời gian qua là do phóng viên, nhà báo, người dân phát hiện. Vậy phải chăng, các tổ chức có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em chưa làm tròn bổn phận của mình?

Ông Đặng Hoa Nam: Ở những giai đoạn trước có tình trạng bỏ trống trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm về bảo vệ trẻ em, đặc biệt khi có vụ việc cụ thể nào đó. Nhưng với Luật Trẻ em 2016, với Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về việc thực hiện Luật Trẻ em thì với một vụ việc cụ thể cho đến giờ phút này chúng ta có thể quy trách nhiệm cụ thể cho cấp nào, cho cơ quan nào, tổ chức nào.

Tôi muốn nhấn mạnh Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập rất rõ việc Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc chậm trễ không can thiệp, xử lý những vụ việc xâm hại trẻ em. Quay trở lại những vụ việc xảy ra gần đây, phải nói rằng một số địa phương đã tích cực. Ví dụ như vụ cha đẻ bạo lực đối với cháu bé ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Địa phương đã vào cuộc hết sức quyết liệt, đã kịp thời cách ly cháu bé, cơ quan điều tra cũng đã vào cuộc để song song với việc bảo vệ nạn nhân, cũng đã có các biện pháp tư pháp để xử lý về mặt pháp luật đối với những tội danh bạo lực với trẻ gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan điều tra của Công an các cấp mỗi năm xử lý hơn 2.000 vụ bạo lực xâm hại trẻ em nghiêm trọng. Còn có hàng nghìn vụ khác được cơ quan Công an tiếp nhận, triển khai điều tra, xác minh. Thêm nữa là Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em hiện nay hàng năm cũng đã tiếp nhận hơn 300 nghìn cuộc gọi. Chúng tôi dự đoán năm 2017 này sẽ tăng lên xấp xỉ 400 nghìn cuộc gọi. Trong đó có hàng nghìn cuộc người dân thông báo, trẻ em thông báo, tố cáo. Những vụ việc này đều được kết nối với chính quyền địa phương, với gia đình nạn nhân, với chính nạn nhân để hướng dẫn, áp dụng những quy định mới của Luật Trẻ em. Không phải vụ việc nào cũng được thông tin cho báo chí kịp thời, vì lợi ích tốt nhất của trẻ, vì bí mật riêng tư của các em.

PV: Bạo hành trẻ em ở trong gia đình và trường học hiện nay vẫn đang khá phức tạp. Trong khi đó đội ngũ thực thi bảo vệ trẻ em từ cơ sở hiện nay còn thiếu, ví dụ như UBND mỗi phường xã có 1 cán bộ thực hiện việc này mà họ lại còn kiêm nhiệm nữa thì rất  khó để chu toàn. Như vậy thì việc bảo vệ trẻ em vẫn là bài toán nan giải?

Ông Đặng Hoa Nam: Luật Trẻ em mới có hiệu lực, thêm nữa Nghị định 56 của Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện luật, đặc biệt quy định rất chi tiết các giải pháp, trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp trong việc bảo vệ trẻ em. 

Luật còn rất mới, nhưng khi xây dựng luật đã tính đến việc xử lý các vấn đề bạo lực xâm hại trẻ em đã và đang xảy ra. Mấu chốt hiện nay là phải thực thi luật một cách có hiệu quả. Chính vì luật còn mới nên ngay cả các cấp chính quyền ở cơ sở cũng chưa kịp bố trí nguồn lực, nhân lực. Ở các cơ quan chức năng, tôi nghĩ là cần phải nghiên cứu luật nhiều hơn, chấp hành luật đầy đủ hơn. 

Với Luật Trẻ em và Nghị định 56, tôi cho rằng trong giai đoạn hiện nay đủ để cho chúng ta có những biện pháp giải quyết hai mấu chốt. Tạo điều kiện để cho mọi người dân đều có thể lên tiếng tố cáo, tố giác những hành vi xâm hại trẻ. Thứ hai là đủ điều kiện đề các cơ quan chức năng, đặc biệt là UBND cấp xã, phường có thể phản ứng nhanh, kịp thời để ngăn chặn những hành vi xâm hại trẻ. Vấn đề ở đây là triển khai thực hiện luật.

PV: Xin cảm ơn ông!

Phan Hoạt (thực hiện)

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文