Vươn khơi bám biển ngày giáp Tết

09:22 01/02/2016
Những ngày này, khi cả nước đang náo nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc thì ở nhiều xã bãi ngang của tỉnh Thừa Thiên- Huế, hàng trăm ngư dân lại nhổ neo cho tàu, thuyền vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước...


Chúng tôi tìm đến cảng cá thị trấn Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) lúc mọi nhà chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo. Nhưng trên bến cảng, nhiều ngư dân vẫn miệt mài xay những cây nước đá cho vào bao tải và hối hả chuyển lương thực, thực phẩm lên tàu, thuyền để chuẩn bị ra khơi. 

Đứng bên mạn thuyền, ngư dân Trần Văn Định (40 tuổi, trú ở xã Phú Thuận, Phú Vang), chủ tàu cá TTH-10562, công suất trên 500CV, hồ hởi cho biết, do những ngày qua chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh từ miền Bắc tràn xuống gây rét đậm nên phần lớn các tàu, thuyền trong thôn đều nằm bờ. 

“Giờ sóng yên bể lặng rồi nên tui cùng các bạn thuyền chuẩn bị cho chuyến biển cuối năm. Hy vọng ra ngư trường sẽ trúng đậm nhiều mẻ cá lớn để bán lấy tiền giúp vợ con và gia đình các bạn thuyền có cái Tết no đủ hơn mọi năm”, anh Định tâm sự.

Tàu cá ngư dân Thừa Thiên - Huế xuất bến vươn khơi vào dịp cuối năm.

Không chỉ riêng thuyền anh Định, tại cảng cá, không khí chuẩn bị cho chuyến đi biển cuối năm hết sức nhộn nhịp khi phần lớn các ngư dân đều kỳ vọng ngày trở về khoang thuyền đầy ắp tôm, cá. Vài ngày trước cũng đã có hàng trăm tàu, thuyền của ngư dân ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền (Thừa Thiên- Huế) xuất bến vươn khơi để đánh bắt vụ hải sản cuối năm. 

Ngư dân Phan Văn Chinh (46 tuổi, trú thôn Minh Hải, Thuận An) nói rằng, chuyến đi biển vào những ngày cuối năm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người làm nghề biển. Ngoài đánh bắt hải sản để cung cấp cho thị trường dịp Tết thì thông thường, trước chuyến ra khơi cuối năm, chủ thuyền đều làm mâm cơm “tất niên” để cảm tạ các vị thần linh đã ban cho một năm đi biển thuận buồm xuôi gió... 

“Có thể nói, với nỗ lực bám biển nên nhiều hộ gia đình ở địa phương đã từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu. Đặc biệt trong năm 2015, nhờ vay vốn ngân hàng theo Nghị định 67 của Chính phủ gia đình tui đã đóng mới được tàu cá vỏ gỗ 700CV (số hiệu TTH-91667), vươn khơi góp phần bảo vệ ngư trường truyền thống”, ông Chinh bày tỏ.

Đặc biệt, ngoài các tàu cá công suất từ 300-700 CV, ngày 30-1 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên- Huế còn có thêm 2 tàu cá vỏ gỗ được đóng mới theo Nghị định 67 được hạ thủy vươn khơi bám biển dịp cuối năm. Đó là tàu cá số hiệu TTH-97127TS công suất 820CV của ngư dân Nguyễn Thanh Bình (trú xã Phú Thuận) và tàu cá TTH-92468TS công suất 1.145CV của ngư dân Trần Thân (trú ở thị trấn Phú Lộc). 

Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế: Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 300 tàu có công suất lớn tham gia đánh bắt xa bờ, trong đó có 47 tàu công suất 400CV trở lên. Tính đến cuối năm 2015, toàn tỉnh đã có 6 chủ tàu được vay vốn 21 tỷ đồng theo Nghị định 67 Chính phủ để đóng mới các loại tàu cá vỏ gỗ từ 700CV đến 1.100CV. 

“Qua kiểm tra, phần lớn các tàu đánh bắt xa bờ đều hoạt động hiệu quả khi phần lớn sau mỗi chuyến vươn khơi, các tàu đều thu về từ vài tấn đến hàng chục tấn hải sản. Có thể con số này sẽ tăng cao vào chuyến biển cuối năm nếu thời tiết thuận lợi!”, ông Bình khẳng định.

Anh Khoa

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文