Xả đập Tha La, Trà Sư kiểm soát lũ sông Cửu Long và vùng Tứ Giác Long Xuyên

14:01 31/08/2018

Sáng 31-8, UBND tỉnh An Giang, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi An Giang đã vận hành xả lũ đầu nguồn tại 2 Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh Biên, An Giang). Đây là 2 đập tràn kiểm soát lũ sông Cửu Long và vùng Tứ Giác Long Xuyên.



Tại thời điểm xả lũ,  mực nước lũ sông Cửu Long ở mức báo động II. Cụ thể, ngay thời điểm xả lũ, nước ngoài đập xả Tha La là 4,01m, trong đập là 2,5m (cao hơn cùng kỳ năm ngoái là 1,02m ngoài đập và 0,52m trong đập), chênh lệch cột nước là 1,51m. Tại đập Trà Sư mực nước ngoài đập đạt 3,9m, trong đập là 2,45m (cao hơn so cùng kỳ năm ngoái là 0,93m ngoài đập và 0,49m trong đập), chênh lệch cột nước là 1,45m.
Nước lũ được xả tại đập Tha La cuồn cuộn chảy về hạ nguồn.

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, việc vận hành xả lũ 2 đập Tha La, Trà Sư là hoạt động thường niên hàng năm, nhằm kiểm soát lưu lượng dòng chảy, giảm áp lực nước đối với vùng thượng nguồn. Cung cấp phù sa, góp phần tháo chua, rửa mặn, vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột.... Đồng thời, cũng là dịp để cho đất “nghỉ ngơi”, nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao trong vụ mùa sau. 
Đông đảo người dân tập trung xem nước lũ mang theo phù sa chảy vào đồng.

Đặc biệt, năm nay, do lũ về sớm và lớn hơn mọi năm nên thời gian xả lũ sớm hơn gần 1 tháng so với năm 2017. Trước khi tiến hành vận hành xả lũ ở 2 đập Tha La và Trà Sư, tỉnh An Giang đã thống nhất thời gian xả đập với tỉnh Kiên Giang và TP Cần Thơ. Đồng thời, thông báo thời gian vận hành xã lũ trước 3 ngày trên các phương tiện truyền thông cho bà con và các địa phương nắm.

“Sau khi xả đập, mực nước nội đồng khu vực tỉnh An Giang có khả năng tăng thêm khoảng 0,3m; khu vực TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tăng thêm khoảng 0,2m. Không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của bà con vùng hạ du” - ông Thư, thông tin.

Lũ được xả tại đập Trà Sư.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn An Giang, ngày 31-8, mực nước tại đo được tại Tân Châu: lũ đạt mức 4,01m; cao hơn so với cùng cùng kỳ năm 2017 là 1,01m. Tại Châu Đốc, lũ đạt mức 3,57m. So với cùng kỳ năm 2017 cao hơn 1m. Tại 2 đập Tha La và đập Trà Sư khu vực thương lưu, mực nước đã trên 4m và 3,9m; cao hơn hạ lưu từ 1,45m -1,51m. 

Dự báo, mực nước cao nhất đầu nguồn sông Cửu Long, khu vực hạ nguồn, khu vực nội đồng Tứ Giác Long Xuyên những ngày tới sẽ tiếp tục lên nhanh và có diễn biến bất thường. 

Để bảo vệ an toàn cho người, tài sản của người dân vùng hạ du, trong quá trình mở đập xả lũ, các địa phương liên quan có nhu cầu đóng đập để bảo vệ an toàn đê bao tiểu vùng thì báo ngay về Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang có hướng xử lý kịp thời.

Hai đập Tha La và Trà Sư được xây dựng, đưa vào quản lý, vận hành từ tháng 5-2000. Nhiệm vụ chính là điều tiết lũ từ thượng nguồn Campuchia ra biển Tây. Ngăn lũ đổ về phía Nam Quốc lộ 91 bảo vệ diện tích lúa Hè - Thu, bảo an toàn sản xuất vụ Thu - Đông cho vùng Tứ Giác Long Xuyên. Đến nay, sau 18 năm đưa vào sử dụng, 2 đập Tha La và Trà Sư đã xuống cấp, ảnh hưởng tới việc vận hành quy trình xả lũ của cả hai đập này.

Hiện, tỉnh An Giang đã hoàn thiện thủ tục để tiến hành xây dựng cống bằng bê tông thay thế 2 đập cao su Tha La, Trà Sư nhằm phục vụ tốt hơn chu trình kiểm soát lũ cho khu vực. Công trình dự kiến cuối năm 2018 sẽ triển khai xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2019.




Trần Lĩnh

Phát biểu trong lễ công bố nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh sáng 30/6 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đến thời điểm này, đội ngũ chúng ta đã chỉnh tề, hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì một Việt Nam phát triển bền vững”...

Dự báo, từ tối và đêm 10/7 đến ngày 12/7, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 300mm, cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 150mm/3 giờ. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, khu đô thị, khu công nghiệp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Bộ Y tế vừa công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trong 3 tháng, tổng số tiền phạt lên tới 359 triệu đồng, buộc thu hồi hơn 460 phiếu kiểm nghiệm, tiêu hủy sản phẩm, cải chính thông tin quảng cáo sai phạm.

Ngày 10/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Hồng Bích (SN 1986) ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch (nay xã Phước An, tỉnh Đồng Nai) về các tội: “Giết người” và “Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất độc”…

Sáng 10/7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.