Xã tự ý thu tiền của dân để tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả châu Phi

08:46 30/07/2019
Người dân ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam rất bức xúc vì mỗi khi có lợn nhiễm dịch tả châu Phi (DTLCP), họ phải nộp tiền mới được lực lượng chức năng thu gom, xử lý.

Theo phản ánh, từ đầu tháng 7-2019 đến nay, khi thu gom, vận chuyển xác lợn nhiễm DTLCP, lực lượng chức năng xã Bình Triều (huyện Thăng Bình) đã tự ý thu tiền của người dân trái quy định. Với số lợn tiêu hủy cân nặng dưới 1 tạ sẽ thu của người dân 200 nghìn đồng, trên 1 tạ thu 300 nghìn đồng, 2 tạ thu 400 nghìn đồng… 

Bà Hồ Thị C (trú thôn 2, xã Bình Triều) cho biết, gia đình bà chăn nuôi lợn nhiều năm nay. Vừa qua gia đình bà có 2 con lợn chết do nhiễm DTLCP. Sau khi phát hiện, bà báo cáo chính quyền địa phương để xử lý. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng xuống thì gia đình bà phải nộp 500 nghìn đồng cho những người này thì lợn chết mới được chở đi tiêu hủy. Khi nộp tiền không có bất cứ hóa đơn, chứng từ nào. 

Một bãi chôn lấp lợn bệnh trên địa bàn xã Bình Triều.

“Khi lợn tôi bị chết, tôi đã gọi báo cho cán bộ Thú y xã đến để xử lý và cân lợn dịch. Cán bộ Thú y đã thuê ông H (người dân địa phương) đến chở lợn đi tiêu hủy, tuy nhiên họ lại thu tiền mà không có bất kỳ một hóa đơn, chứng từ nào. Chỉ có xã này thu gom lợn dịch bệnh mới phải nộp tiền chứ các xã khác là có đội tiêu hủy lợn chết chứ làm gì có chuyện này”, bà C bức xúc nói. 

Anh Vũ Đ ở thôn Vân Tây, xã Bình Triều, cũng cho biết, phải tốn 200 nghìn đồng nộp cho lực lượng chức năng khi tiêu hủy một con lợn nhiễm DTLCP dưới 1 tạ… 

Tìm hiểu được biết, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, hoặc trình HĐND các tỉnh, thành phố quyết định mức hỗ trợ cán bộ Thú y, những người tham gia phòng chống dịch mức hỗ trợ không thấp hơn ngày công lao động địa phương, mức 200 nghìn đồng/ngày làm việc, 400 nghìn đồng/ngày nghỉ, lễ, Tết. 

Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Ba, Chủ tịch UBND xã Bình Triều thừa nhận việc này sai, không đúng quy định. Nhưng ông Ba thanh minh rằng, trong khi chưa có tiền, để tiêu hủy lợn nhanh, hạn chế dịch lây lan địa phương phải chấp nhận ứng trước tiền trong dân và sau đó sẽ trả lại cho người dân. Hiện nay đã ứng trước, thu tiền trong dân khoảng 125 triệu đồng. 

Theo ông Ba, việc tìm kiếm lao động vận chuyển, tiêu hủy lợn bệnh rất khó, nắng nóng cực khổ không ai chịu làm và một phần dân yêu cầu đến tiêu hủy cho họ. Địa phương không thu tiền của người dân mà tiền này là trước mắt bà con bỏ ra một khoản kinh phí, mà người dân cũng đồng ý. Còn chuyện bồi dưỡng thêm vài ba hào của dân thì ông Ba không biết. 

“Khi thu của người dân không có hóa đơn, sau này căn cứ theo hợp đồng lao động, biên bản mỗi hộ gia đình, số lượng con, số lượng ký để trả lại cho dân. Trong thời gian tới sẽ chấn chỉnh việc này”, ông Ba nói. 

Ngày 29-7, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành công văn chấn tình trạng thu tiền của người chăn nuôi trong quá trình tiêu huỷ lợn mắc bệnh DTLCP gửi UBND các xã, thị trấn. 

Công văn nêu rõ hiện nay trên địa bàn huyện Thăng Bình đã xuất hiện DTLCP ở 22 xã, thị trấn và lây lan rất nhanh, chưa có dấu hiệu dừng lại, khối lượng lợn tiêu hủy tại các xã, thị trấn là rất lớn. 

Bên cạnh việc một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng môi trường, việc tiêu hủy lợn bệnh chưa đúng quy trình kỹ thuật… trong quá trình vận chuyển có thu tiền công vận chuyển của người chăn nuôi có lợn mắc bệnh phải hủy. 

Do đó, UBND huyện Thăng Bình yêu cầu các xã triển khai, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống DTLCP về cơ chế chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức kinh phí hỗ trợ trong phòng chống dịch bệnh; tuyệt đối không thu tiền của người chăn nuôi trong công tác phòng chống dịch và tiêu hủy lợn mắc bệnh. 

Nếu địa phương nào thu tiền công vận chuyển của người nuôi có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy không đúng quy định thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện. 

UBND xã sử dụng nguồn ngân sách dự phòng, kết dư, sự nghiệp kinh tế và các nguồn ngân sách khác của địa phương để triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống DTLCP trên địa bàn… 

Theo thống kê, tính đến ngày 28-7, trên địa bàn huyện Thăng Bình có 22/22 xã, thị trấn có DTLCP, số lượng lợn đã tiêu hủy là 1,881,721.9kg.

Hà Vy

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

Ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can: Võ Văn Phượng (SN 1958, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Văn Trận (SN 1980, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, cựu Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) cùng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.