Xây mộ giả trong đất dự án mở rộng sân bay để chờ đền bù

09:56 10/03/2019
Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế) được Bộ GTVT chấp thuận đầu tư với tổng kinh phí khoảng 5.560 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương có đất nằm trong vùng dự án đã bất chấp quy định xây dựng nhiều mộ giả, với mục đích chờ giải tỏa, đền bù để hưởng lợi...


Dự án mở rộng Cảng hàng không Phú Bài có các hạng mục chính như nhà ga hành khách, đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và dự kiến khởi công trong năm 2019. Để thực hiện dự án, tỉnh Thừa Thiên- Huế sẽ giải phóng mặt bằng khoảng hơn 153ha, tập trung tại phường Phú Bài, xã Thủy Phù và xã Thủy Tân (thị xã Hương Thủy).

Theo UBND thị xã Hương Thủy, đến nay việc đo đạc bản đồ thu hồi đất và cắm mốc ranh giới tại thực địa phục vụ dự án mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài đã hoàn thành, với tổng diện tích 45,9ha và có 53 hộ dân bị ảnh hưởng.

Nhiều ngôi mộ giả được xây dựng ở khu đất thuộc xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy để chờ đền bù từ dự án mở rộng sân bay Phú Bài.

Trong đó, phường Phú Bài diện tích thu hồi khoảng 23,63ha, với 14 hộ dân ảnh hưởng; xã Thủy Tân 12,6ha và 17 hộ bị ảnh hưởng; xã Thủy Phù khoảng 9,71ha, có 4 tổ chức và 22 hộ dân, 1.820 lăng mộ bị ảnh hưởng, trong đó có 1.681 mộ đã xác định được thân nhân.

Tuy nhiên mới đây, qua thực hiện công tác kiểm kê, xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, thẩm định điều kiện bồi thường, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương đã phát hiện có nhiều hộ dân đã cố tình lập, xây dựng nhiều mồ mả giả trong khu vực đất bị ảnh hưởng bởi dự án để chờ giải tỏa, đến bù. Điển hình như tại khu vực thôn 1A, xã Thủy Phù, một số hộ dân đã lập mộ gió, mộ giả trong nương rẫy, trang trại. Thậm chí nhiều hộ còn  xây những ngôi mộ như thật.

Bà Ngô Thị Ngọc, Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho biết, trước đây, qua kiểm tra thì chính quyền xã không hề phát hiện có những ngôi mộ này. Thế nhưng vào đầu tháng 3-2019, khi xã rà soát công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án thì phát hiện có hàng chục mộ giả mọc lên, trong đó có hộ dân làm đến 24 mộ giả…

Còn ở xã Thủy Tân, lực lượng chức năng phát hiện có 41 ngôi mộ giả ở 2 thôn Tô Đà 1 và Tân Tô. Ngoài ra, một số hộ dân còn bất chấp dựng nhà cửa tạm bợ, hàng quán trong khu vực đất của dự án.

Ông Nguyễn Tấn Hợp, Chủ tịch UBND xã Thủy Tân cho biết thêm, hiện số lăng mộ có chủ bị ảnh hưởng từ dự án quá nhiều nên người dân rất quan tâm đến việc di dời, bố trí lăng mộ theo gia đình, dòng họ. Riêng các trường hợp làm mộ giả để chờ đến bù, địa phương đã phối hợp với cơ quan Công an yêu cầu các hộ dân tự nguyện tháo dỡ.

Theo Đại tá Võ Thành Kỳ, Trưởng Công an thị xã Hương Thủy, cơ quan Công an đã làm rõ, ông N.Q.P (trú thôn 8A, xã Thủy Phù) lập 24 mộ giả; ông T.Q.T lập 12 mô giả; bà N.T.H.L lập 13 ngôi mộ giả. “Qua làm việc với các hộ dân, họ đều thừa nhận những ngôi mộ trên là mộ giả được lập ngay trong khuôn viên lăng mộ gia đình hoặc nương rẫy.

Vì thế, chúng tôi đã yêu cầu các hộ dân phải tháo dỡ, xóa bỏ những ngôi mộ này. Đối với các trường hợp chây ỳ, cố tình vi phạm thì cơ quan Công an sẽ có biện pháp xử lý đúng theo quy định pháp luật”, Đại tá Kỳ nói.

Anh Khoa

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文