'Xóa đói giảm nghèo' bằng con chữ nơi vùng cao

09:02 10/02/2015
Ở các điểm trường mầm non vùng cao của 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị), sự học lại gian khổ gấp trăm bề. Chính vì vậy, những cô giáo vùng cao kiên trì cắm bản là biểu tượng cho quyết tâm xóa đói giảm nghèo bằng con chữ…

Theo chân anh Hồ Văn Phèng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã Đakrông lội qua con sông đầy gành đá, nước chảy xiết; rồi sau đó chúng tôi bắt đầu hành trình leo bộ lên nóc Chân Rò, xã Đakrông, nơi có điểm Trường Mẫu giáo thôn Chân Rò (thuộc Trường Mầm non Đakrông 1) nằm trên đỉnh núi cao.

Chúng tôi đến được điểm trường Chân Rò khi trời đã xế chiều. Ngôi trường được lợp bằng tôn bờ rô, vách bằng gỗ. Gió lạnh luồn vào lớp học làm cho những đứa trẻ mặc áo mỏng manh run cầm cập, đọc chữ i tờ không tròn tiếng…

Tranh thủ lúc trò giải lao, cô giáo Trần Thị Hằng cho biết, điểm trường Chân Rò có hai lớp; một lớp 34 cháu từ 3-4 tuổi; lớp kia 25 cháu 5 tuổi. Nơi đây thiếu thốn trăm bề. Để có nơi sinh hoạt và học tập, giáo viên Trường Mầm non Chân Rò cùng chính quyền xã Đakrông phải đi vận động dân bản bỏ công, góp tiền dựng trường lớp. Dụng cụ dạy học ở đây các cô giáo phải tự tạo, hoặc bỏ tiền túi ra mua để dạy học cho các em.

Từ nhỏ được học dưới những mái trường khang trang, khi tận mắt nhìn cái cách học sinh ở điểm Trường Mầm non thôn Chân Rò dùng hạt cao su để học phép tính chúng tôi mới hiểu được các em thiếu thốn đến cỡ nào. Cô giáo Nguyễn Thị Dành nói rằng, những hạt cao su này được cô nhặt ở huyện Gio Linh đưa lên dạy các em học đếm.

Điểm Trường Mầm non Cù Doong, phòng học tre nứa tạm bợ do dân bản góp công xây dựng.

Ở tuổi 50, cô giáo Dành đã có hơn 10 năm cắm bản gieo chữ giữa đại ngàn. Cô cho biết, để đến được lớp dạy học, cô cùng 3 cô giáo ở điểm Trường Mầm non Chân Rò phải lội qua sông Đakrông rộng chừng 100m đầy đá gập ghềnh, nước chảy xiết. Nhất là mùa lũ, nước sông trở nên hung hãn, cô lập trường dài ngày… Vì đường sá cách trở nên các cô phải gùi gạo, thức ăn đủ cho một tuần để ở lại ngay tại điểm trường.

Không có điện, các cô đem theo dầu hỏa, nến để thắp sáng; xuống suối lấy nước để sử dụng sinh hoạt, ăn uống. Cả 4 cô giáo ở điểm trường Chân Rò đều đã có gia đình nên nỗi buồn của người mẹ xa chồng, con nơi rừng núi hoang vu càng thêm quặn thắt.

Cô giáo Hằng tâm sự: “Cả tuần đến chiều thứ 6 tôi mới được về thăm đứa con hai tuổi của mình. Nhiều đêm ở giữa rừng khóc ướt gối vì nhớ thương con. Những ngày mưa lũ kéo dài, nước sông cuồn cuộn cô lập, có khi đến nửa tháng không được về nhà, vừa lo cho gia đình, vừa nhớ con mà ruột gan cồn cào như lửa đốt”...

Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi: “Có khi nào các cô có ý định bỏ trường bỏ lớp không?”. Các cô đều lắc đầu, thẳng thắn rằng, dù có khó khăn đến mấy các cô cũng tự cố gắng khắc phục, miễn là cho các em được con chữ để sau này có hướng mà thoát cái đói, cái nghèo...

Rời nóc Chân Rò, chúng tôi đến điểm Trường Mầm non thôn Cù Doong, xã Húc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Đường đi có phần thuận lợi hơn, nhưng cũng phải vượt qua hai con suối lớn. Lớp mầm non Cù Doong được dân bản xây dựng vào năm 2014; mái lợp tranh, vách che bằng nứa, sàn lát bằng tre. Điểm trường này chỉ rộng 20m2, nhưng có đến 25 trẻ từ 3-4 tuổi chen chúc.

Cô Lê Thị Hiến, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc cho biết, toàn xã có 9 điểm trường thì có đến 4 điểm là: Húc Thượng, Cù Doong, Húc Ván, Ho Le phải mượn nhà dân hoặc xây dựng bằng tranh tre. Nỗi lo đau đáu của các cô là tỉ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng nơi đây quá cao.

Cô Hồ Thị Phương Chung, giáo viên điểm Trường Mầm non Cù Doong cho biết, trong lớp có 16 em thì có đến 15 em suy sinh dưỡng. Để đảm bảo sĩ số học sinh ra lớp, các cô phải thường xuyên kết hợp với chính quyền địa phương đến từng nhà vận động phụ huynh và cho học bán trú ở lại buổi trưa tại trường.

Thương các em không có quần áo mặc, mỗi lúc về nhà ở thị trấn, miền xuôi các cô lại đi xin quần áo cũ, thậm chí bỏ tiền túi mua quần áo mới đưa lên cho các em. “Dù chưa đủ, nhưng những bộ quần áo mới có, cũ có mà các cô gom góp được cho các em cũng làm ấm lòng trẻ em nơi đây. Nó góp một phần to lớn đến ý thức đến lớp của các em”, ông Hồ Phương, Trưởng thôn Cù Doong bày tỏ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Tuận, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa cho hay, từ năm 2014, tỉnh Quảng Trị đã công bố quyết định đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế nhiều cơ sở giáo dục mầm non ở các xã vùng cao Hướng Hóa, Đakrông còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Nhưng, các cô giáo mầm non nơi đây đều rất tâm huyết với nghề và thương yêu học sinh. Nhờ vậy mà công tác phổ cập mầm non những năm qua ở các huyện miền núi đạt nhiều bước tiến nổi bật...

Bảo Ngọc

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát giao thông, Cục An ninh điều tra và các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, khởi tố, bắt tạm giam 12 đối tượng có hành vi vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với quy mô đặc biệt lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng; liên quan trực tiếp hơn 9.000 người, trong đó có hơn 7.000 người Việt Nam và hơn 2.000 người Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia.

Ngày 21/5, Thiếu tướng Đặng Trọng Cường, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác Công an tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình, người thân đồng chí Lò Văn Tân (SN 1984, là Tổ trưởng tổ bảo vệ ANTT cơ sở tại tiểu khu Ít Bon, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 21/5, tại Hà Nội, nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 96 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025 trong CAND đã được Cục Công tác Chính trị Bộ Công an chỉ đạo Ban Công đoàn CAND triển khai tổ chức.

Vào khoảng 10h30 ngày 21/5, do mâu thuẫn cá nhân, Võ Thế Hùng (SN 1982, trú thôn Tân Trại 1, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã dùng dao đâm vào vùng ngực ông Nguyễn Trung T (SN 1962, ở cùng thôn) khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.

Chiều nay 21/5, Công an tỉnh Phú Yên nhận được bức thư của chị Đoàn Thị Diễm N (SN 1992, trú ở xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) cảm ơn Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên và Công an xã Suối Bạc đã nỗ lực truy tìm, giải cứu chị gái của mình thoát khỏi bẫy lừa “việc nhẹ, lương cao”.

Ngày 21/5, Công an TP Hồ Chí Minh đã đến thăm hỏi, động viên và trao 50 triệu đồng tặng gia đình Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Công an đã anh dũng hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ tham gia phá chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 21/5, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại các khu vực biển ven bờ và sông Hàn, áp dụng từ năm 2025 đến năm 2030 nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường và giữ gìn ANTT trên địa bàn.

Chiều nay (21/5), UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, vừa xảy ra vụ nổ tại Công ty SGI Vina chuyên sản xuất nam châm vĩnh cửu Nd-Fe-B (đóng tại KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) làm 12 người bị bỏng, bị thương.

Ngày 21/5, Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Z.B, đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm giảm cân X1000 do DJ Ngân 98 quảng cáo. Địa chỉ công ty được ghi nhận tại đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Trong những ngày vừa qua, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại một số địa phương. Dự báo, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.