Hệ lụy tình trạng lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc

11:03 26/12/2015
Số lượng người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao đang làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam nói chung và quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng.


Theo con số của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), đến nay cả nước vẫn còn khoảng 15 nghìn lao động Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Đặc biệt 5 địa phương có số lượng lao động bất hợp pháp cao nhất tính đến ngày 30-11-2015 là Nghệ An (1.454 người), tiếp theo là Hà Nội (948 người), Hải Dương (853 người), Thanh Hóa (823 người), Nam Định (733 người)… 

Số lượng người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao đang làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam nói chung và quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng.

Lo lắng chờ ngày xuất cảnh

Trước thông tin Bộ LĐ-TB&XH sẽ không tuyển lao động đi làm việc ở Hàn Quốc ở những địa phương có tỷ lệ lao động bất hợp pháp cao nên trong những ngày qua, ông Lê Văn Hải (quê ở Nam Định hiện đang làm thuê tại Hà Nội) cảm thấy lo lắng. 

Nguyên nhân được ông Hải chia sẻ, ở nhà có cậu con trai đã học xong tiếng và đang làm thủ tục để chuẩn bị tới đây đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Tính cả tiền đặt cọc, gia đình ông đã phải bỏ ra đến hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên với mong muốn chính đáng đây là một cách để thoát nghèo nên gia đình ông chấp nhận đi vay mượn, thậm chí là phải thế chấp cả sổ đỏ cho ngân hàng để lấy tiền cho con trai được đi lao động.

“Mấy ngày qua có thông tin Bộ LĐ-TB&XH sẽ không tuyển lao động ở các địa phương đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc có tỷ lệ bỏ trốn cao, mà Nam Định cũng nằm trong danh sách đó nên gia đình tôi vô cùng hoang mang. Gia đình cũng đã liên hệ với công ty, họ đã trả lời đây chỉ là dự kiến. Nếu không đi được thì chúng tôi cũng không mất tiền. Tuy nhiên, mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo, con trai tôi cũng đã mất nhiều thời gian để học tiếng, rồi chi phí ăn ở, đi lại, mà không thực hiện được nên gia đình rất lo lắng”, ông Hải chia sẻ.

Tỷ lệ lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn còn rất lớn. (Ảnh minh họa).

Thực tế, thông tin Bộ LĐ-TB&XH, không tuyển lao động ở một số địa phương trong danh sách đi làm tại quốc gia này có tỷ lệ bỏ trốn cao mới chỉ là dự kiến. Theo Bộ LĐ-TB&XH thì thời gian tới đơn vị này sẽ triển khai các giải pháp quyết liệt hơn nhằm giảm số lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc, tiến tới ký Biên bản ghi nhớ bình thường về hợp tác lao động với Hàn Quốc.

Quyết liệt giảm lao động bất hợp pháp

Theo con số từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), kể từ khi thực hiện đưa lao động đi làm tại Hàn Quốc tới nay, 75.000 lao động Việt Nam đã được đi làm việc tại Hàn Quốc. Người lao động làm việc theo chương trình này đại bộ phận là lao động phổ thông, có việc làm và thu nhập ổn định. Mức thu nhập trung bình 800-1.500 USD/người/tháng. 

Theo khảo sát của Cục Quản lý lao động ngoài nước, người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo… Chính vì vậy số lượng người lao động Việt Nam được lựa chọn luôn dẫn đầu so với lao động của 14 quốc gia khác. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam và quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Mặc dù Chính phủ 2 nước đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc ở lại cư trú và làm việc trái phép khi hết hạn hợp đồng nhưng tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước vẫn ở mức cao so với mức chung của 14 nước phái cử lao động sang Hàn Quốc.

Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cho biết, việc rà soát các tỉnh có nhiều lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc để đề xuất với Chính phủ có biện pháp hạn chế tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với những địa phương này hiện cũng đang chỉ là dự kiến. 

Theo bà Hà, phải chờ đến hết ngày 31-12-2015 để xem số lượng lao động bất hợp pháp đăng ký về nước là bao nhiêu thì mới có định hướng cụ thể, bởi cơ quan chức năng cũng đang tích cực triển khai các giải pháp vận động số lao động này về nước. Tuy nhiên, bà Hà cũng cho rằng con số khoảng 3.000 người đã về nước đến nay so với con số 15.000 lao động bất hợp pháp là còn quá ít.

Trong thông điệp gửi tới những lao động đang làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc và gia đình họ, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, những lao động đang làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc hãy về nước đúng thời hạn cũng là để có cơ hội quay trở lại Hàn Quốc nếu có nguyện vọng. 

Những lao động Việt Nam hãy vì quyền lợi của bản thân, vì thể diện của dân tộc, vì những người đồng hương khác có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc, hãy về nước đúng thời hạn, hãy đăng ký tự nguyện về nước nếu đang có tư cách lưu trú trái phép để được hưởng các quyền lợi theo các chính sách ân xá của cả Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc.

Phan Hoạt

"Bên cạnh những bài học về nguyên tắc như bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng; kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, Hiệp định Geneve để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Từ thông tin đăng tải trên mạng xã hội, báo chí và chia sẻ của cộng đồng mạng, Công an huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhận được liên lạc của người thân hai cháu nhỏ. Đáng chú ý, qua khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và phối hợp với Công an địa phương, đã xác minh được nhân thân các cháu.

Từ kết quả truy xét xe tải gây rơi vãi đá dăm trên mặt đường QL1A theo phản ánh của bạn đọc Báo CAND, Trạm CSGT Ninh Hòa, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa nhanh chóng tìm ra thủ phạm, lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định pháp luật.

Đêm 20/4, trong trận đấu thuộc bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024, U23 Uzbekistan có chiến thắng 5-0  trước U23 Kuwait. Kết quả này đồng nghĩa với 2 tấm vé đi tiếp tại bảng D đã thuộc về U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan.

“Lò thuốc súng” Trung Đông đã bén lửa khi Iran tiến hành cuộc tập kích Israel đêm 13/4. Thế giới nín thở chờ xem phản ứng của Israel, đồng thời ra sức “can ngăn” cái đầu “nóng” của ông Benjamin Netanyahu nhằm tránh một cuộc bùng phát chiến tranh không có lợi cho ai cả.

Theo kế hoạch, cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo là 2 dự án cuối cùng của giai đoạn 1 cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ thông xe và khánh thành vào dịp 30/4 - 1/5 này. Chỉ còn đúng 10 ngày để về đích, song cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt khối lượng công việc vẫn còn rất nhiều, tập trung ở 2 điểm là hầm Thần Vũ và nút giao QL46B.

Việc cấp phép khai thác mỏ dầu của Guyana cho gã khổng lồ dầu mỏ ExxonMobil của Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng với nước láng giềng Venezuela. Cuối tuần trước, Venezuela đã “dứt khoát” bác bỏ giấy phép này, cho rằng khu vực liên quan nằm trong vùng tranh chấp.

Nhận diện vi phạm và tìm các chế tài để xử lý, cũng như xây barie để ngăn chặn vi phạm là những công việc mà Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang thực hiện. Ông Vũ Hải Sơn, Phó Chánh Thanh tra UBCKNN đã trao đổi với Báo CAND về vấn đề này. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文