Cần sớm có phương án đảm bảo an toàn cho 32 hộ dân khu vực nguy cơ sạt lở ở Pleiku

17:08 27/09/2024

Nhà ở của 32 hộ dân khu tập thể cũ thuộc phường Hoa Lư, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã xuống cấp nghiêm trọng, nhà xây dưới chân đồi có nguy cơ sạt lở cao và cần di dời khẩn cấp.

Năm 1986, Công ty xây lắp tỉnh Gia Lai (nay đã giải thể) xây dựng một khu tập thể tại tổ 2, phường Hoa Lư, TP Pleiku gồm 5 dãy nhà với 32 căn phòng bố trí cho 32 hộ gia đình công nhân ở tập thể. Tuy nhiên, khi giải thể công ty, tài sản này không được đánh giá đưa vào tài sản để thực hiện thủ tục giải thể theo quy định. Do vậy, quỹ đất cũng như tài sản trên đất không có cơ quan chủ thể quản lý.

Chính quyền địa phương cảnh báo sạt lở tại khu 32 hộ dân.

Đến năm 2014, UBND phường Hoa Lư có báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri địa phương nêu: Đây là khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đề nghị các cấp sớm khảo sát và có hướng giải quyết về nơi ở đối với 32 hộ dân.

Năm 2020, UBND tỉnh Gia Lai quyết định thu hồi 4.462,5m2 đất có nguồn gốc của Công ty xây lắp tỉnh do bị giải thể, hiện có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở, sụt lún đe dọa tính mạng con người đang sinh sống trên đất. Quyết định này giao trách nhiệm cho UBND TP Pleiku tổ chức quản lý để xây dựng phương án di dời các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở, sụt lún theo quy định.

Ghi nhận thực tế của chúng tôi, hiện các gian nhà tập thể mà người dân đang sinh sống đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng. Tại đây, đang có 3 thế hệ trong gia đình cùng sinh sống, diện tích gian nhà nhỏ hẹp khiến cho cuộc sống người dân càng thêm khó khăn. Ngoài ra, nhà xây nằm sát chân đồi cao khoảng 50m, có hiện tượng sạt lở đất đá và có thể dẫn đến sập nhà nếu sạt lở tiếp tục diễn ra.

Vị trí sạt lở vào đêm 22/9 tại tổ 2, phường Hoa Lư.

Ông Huỳnh Ngọc Sơn (SN 1954) cho biết, tôi sống ở đây từ năm 1990. Thời gian qua, tại các buổi kiểm tra, tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Nhà nước hỗ trợ di dời đi nơi khác hoặc cho chúng tôi xây nhà tịnh tiến ra phía trước để nếu có lở đất thì cũng không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chưa được giải quyết.

Tương tự, ông Lê Văn An (SN 1960) cho hay, tôi sống ở đây đã 40 năm và cứ tới mùa mưa là gia đình tôi thấp thỏm lo âu, đêm ngủ trong nhà không yên. Thỉnh thoảng, có những cục đá từ trên cao lăn xuống, đập vào tường nhà khiến chúng tôi giật thót mình. Chúng tôi giờ đã già, không có điều kiện di dời đi nơi khác nên rất mong muốn được Nhà nước hỗ trợ.

Theo chính quyền địa phương, các hộ dân không có giấy tờ pháp lý liên quan đến nhà, đất nên không được phép sửa chữa, xây dựng. Một số hộ che tạm công trình phụ ra phía trước để sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Mới đây, vào lúc 18h45’ ngày 22/9, tại vị trí số nhà 58/6 và 58/8 đường Phạm Văn Đồng, tổ 2, phường Hoa Lư (TP Pleiku) xảy ra vụ sạt lở đất với chiều cao sạt trượt khoảng 4m, chiều dài khoảng 50m. Chính quyền địa phương đã phải di dời khẩn cấp 2 hộ gia đình với 9 người ngay trong đêm.

Tại hiện trường, đất đá và cây cối đã tràn ra nửa đường đi. Tuy nhiên, đây là con đường dẫn vào khu dân cư của 32 hộ dân khu tập thể Công ty xây lắp cũ (cách vị trí sạt lở khoảng 50m) và nhiều nhà dân khác nên lưu lượng người, phương tiện di chuyển qua đây là khá lớn.

Qua rà soát, UBND phường Hoa Lư còn xác định tại vị trí số nhà 58/22 và dọc tuyến hẻm 58 Phạm Văn Đồng (tổ 2) đến khu vực 32 hộ dân thuộc khu tập thể của Công ty xây lắp cũ có 3 vị trí có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa và thời gian đến nêu không có phương án khắc phục.

UBND phường Hoa Lư đã thông tin cảnh báo đến các hộ dân trong khu vực và làm việc, tiếp tục tuyên truyền các hộ dân tại vị trí nguy cơ sạt lở cao di dời ra khỏi khu vực này để đảm bảo an toàn.

Đồng thời, UBND phường Hoa Lư đề nghị UBND TP Pleiku chỉ đạo các cơ quan chuyên môn gồm: Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế xem xét, tham mưu chủ trương và bố trí nguồn kinh phí để đầu tư công trình xây dựng kè bê tông chống sạt lở tại các vị trí có nguy cơ sạt lở nói trên nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân.    

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đỗ Việt Hưng - Chủ tịch UBND TP Pleiku thông tin, đã giao các ngành chuyên môn đánh giá, thẩm định, xây dựng phương án thực hiện theo quy định của dự án cấp bách để hỗ trợ các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở trên địa bàn.

Chí Hào

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文