Cảnh báo ngộ độc chết người do ăn côn trùng

17:49 21/04/2022

Ngày 21/4, Trung tá Đinh Trung Liên, Trưởng Công an xã Ba Vì, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết gia đình đã tổ chức chôn cất ông Phạm Văn Rể (SN 1963, ở thôn Măng Đăng, xã Ba Vì) đã bị tử vong do ngộ độc thực phẩm ăn côn trùng trước đó.

Cùng ăn côn trùng với ông Rể có 2 người là bà Phạm Thị Dép (SN 1976) và anh Phạm Văn Mói (SN 1983), cùng trú tại xã Ba Vì, huyện Ba Tơ, cũng bị ngộ độc đang được điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi và Trung tâm y tế huyện Ba Tơ.

Người dân đến chia buồn gia đình ông Phạm Văn Rễ bị tử vong.
Trước đó, cả 3 người bị ngộ độc đi làm thuê khai thác gỗ keo tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Trong lúc kiếm đồ ăn đã bắt số lượng lớn côn trùng có màu đen, cánh cứng đem về chế biến thức ăn và bị ngộ độc.
Số côn trùng người dân bắt được ăn và dẫn đến ngộ độc thực vật thương vong.

Cơ quan chức năng nghi vấn côn trùng ăn bị ngộ độc là loại ban miêu, mình đen đầu đỏ. Thời gian qua, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, khá phổ biến đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây tử vong cho người sử dụng.

Ông Đinh Văn Phú - cán bộ UBND xã Ba Vì, huyện Ba Tơ, cho biết: "Hàng nghìn người dân ở xã Ba Vì làm khai thác gỗ keo. Điều kiện làm ở trên rừng một mặ ít tiếp xúc thông tin truyền thông để mà biết các loại động thực vật có tính độc tố cáo, một mặt thiếu thốn việc ăn uống nên bà con thường tìm rau quả, côn trùng để làm chế biến thức ăn nên dẫn đến một số đồ ăn gây ngộ độc".

Theo ông Đinh Xuân Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Ba Tơ, khuyến cáo người dân không nên sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn. Trong trường hợp sau khi ăn có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.

Trà Câu

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文