Chức sắc tôn giáo đồng hành phòng, chống dịch COVID-19

07:55 07/10/2021

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các chức sắc, tín đồ tôn giáo trong cả nước đã có những hoạt động thiết thực, ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19 và nguồn lực trong công tác phòng, chống dịch hàng trăm tỷ đồng.

Có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ tôn giáo tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch thường xuyên tổ chức quyên góp, hoạt động từ thiện xã hội hỗ trợ, giúp đỡ người dân, y, bác sỹ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch…

Trong những năm qua, với sự vận động của Cục An ninh Nội địa, công tác vận động, tranh thủ, phát huy vai trò của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, phật tử tôn giáo đã đạt được những hiệu quả tích cực. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo đã tích cực thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng... của địa phương, cơ sở; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo", xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Những câu chuyện cảm động về chức sắc tôn giáo đồng hành với dân tộc.

Từ khi dịch bệnh COVID-19 khởi phát và nhất là sau vụ việc giáo phái Tân Thiên Địa là tác nhân gây ra ổ dịch lớn nhất ở Hàn Quốc giai đoạn tháng 8/2020, các tổ chức tôn giáo của Việt Nam như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc, Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam, Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội, Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Văn phòng Hội thánh Cao đài Tây Ninh, Hội đồng tinh thần tôn giáo Bà hai Biệt Nam, Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam… đã ban hành hàng trăm văn bản hướng dẫn, đề nghị các cơ sở tôn giáo trực thuộc thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể như tạm dừng các hoạt động tập trung đông người; duy trì tích cực hoạt động từ thiện; hưởng ứng chương trình "Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19".

Đại đức Chau Sóc Chanh, Trụ trì chùa Nam Quy Dưới, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang và cán bộ Công an tuyên truyền chống COVID-19 cho người dân.

Chức sắc, chức vụ, tín đồ các tôn giáo khác đã tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, bằng nhiều hình thức như: Ủng hộ quỹ vaccine; trao quà, thuốc, thực phẩm… cho những người khó khăn, lực lượng phòng, chống dịch; cử tình nguyện viên sử dụng các cơ sở tôn giáo để tiêm chủng, khám, chữa bệnh COVID-19…

Thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối tháng 8/2021, các tổ chức tôn giáo khác đã ủng hộ tổng số kinh phí khoảng 500 tỷ đồng. Điển hình như Giáo hội Phật giáo Việt Nam là 382,5 tỷ đồng; Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc 2 tỷ đồng; Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam 7,6 tỷ đồng; Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam 1 tỷ đồng; Hội truyền giáo Cơ đốc 1 tỷ đồng; Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam 5 tỷ đồng; Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam 4 tỷ đồng; Hội thánh Phúc âm Ngũ Tuần Việt Nam 1,85 tỷ đồng; Hội thánh Tin lành Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam 1 tỷ đồng; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo 22 tỷ đồng; Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Kitô 3,8 tỷ đồng; Hội thánh Lời sự sống Việt Nam 3 tỷ đồng; Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo 49,15 tỷ đồng…

Cùng với việc ủng hộ tiền, vật tư y tế, đã có hơn 1.000 các chức sắc, chức vụ, nhà tu, tín đồ, phật tử tôn giáo trực tiếp, tình nguyện tham gia vào công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện dã chiến ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

 Nhắc đến việc ủng hộ Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các tôn giáo, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với những đóng góp không hề nhỏ như: Ủng hộ quỹ vaccine 3,5 tỷ đồng; Quỹ phòng, chống COVID-19 2 tỷ đồng; trao tặng nhiều vật tư, trang thiết bị y tế trị giá hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, đã có nhiều tu sỹ "cởi áo cà sa, khoác áo blu" từ miền Bắc xung phong vào các tỉnh phía Nam, sát cánh cùng với lực lượng chống dịch; sẵn sàng sử dụng các cơ sở của Phật giáo làm nơi cách ly hoặc điều trị bệnh nhân COVID-19, cung cấp hàng vạn suất ăn từ thiện cho các lực lượng chống dịch tại các chốt, các bệnh viện dã chiến, cho nhân dân, phật tử, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… Ngoài việc đóng góp cho công tác phòng, chống dịch trong nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, khi ủng hộ vật tư, thiết bị y tế cho các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Srilanka trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Những hoạt động đó cho thấy đại đa số các chức sắc, tín đồ tôn giáo không chỉ đồng hành đã chấp hành nghiêm quy định phòng, chống, dịch, tích cực tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19.

Vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo

Không phải khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, công tác vận động chức sắc, tôn giáo mới được chú trọng, triển khai. Đảng ta khẳng định: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Quán triệt quan điểm, chủ trương công tác tôn giáo của Đảng, trước đó Cục An ninh Nội địa đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với cấp ủy địa phương, cơ sở đã chỉ đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện tốt công tác vận động, tranh thủ chức sắc tôn giáo; phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo để định hướng giáo hội, vận động tín đồ tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo; hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật và có tiếng nói lên án, đấu tranh với các đối tượng cực đoan lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật...

Lãnh đạo Cục An ninh Nội địa cho biết, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo là tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phục chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng... của địa phương, cơ sở; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo", xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua, CBCS Cục An ninh Nội địa đã phối hợp với Công an các địa phương chủ động, tích cực tiếp xúc với các chức sắc để tăng cường sự hiểu biết, cởi mở, chân thành, tạo niềm tin cho tín đồ các tôn giáo hiểu, đồng tình, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng khối đoàn kết dân tộc… Từ đó, tạo được mối quan hệ gắn bó, đồng thuận giữa hệ thống chính trị với tổ chức, chức sắc tôn giáo. Đại đa số các chức sắc, chức việc, tín đồ đã đồng hành cùng nhân dân, chính quyền và lực lượng Công an trong công tác đảm bảo ANTT.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Cục An ninh Nội địa đã có những nhận định nhanh nhạy, kịp thời: Đây là thời điểm các đối tượng chống đối trong và ngoài nước sẽ "té nước theo mưa" gia tăng các hoạt động vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo; các thế lực thù địch, phản động, số chống đối, cực đoan trong các tôn giáo tăng cường các hoạt động công kích, chống phá chính quyền, xuyên tạc công, cuộc phòng chống COVID-19, hòng tạo tâm lý hoang mang trong dư luận các tín đồ tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây khó khăn, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên đất nước ta.

Khi Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các thế lực thù địch lại rêu rao luận điệu "ngăn sông, cấm chợ" với mưu đồ thâm độc công kích, gây cản trở những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc đẩy lùi đại dịch COVID-19. Số đối tượng chống đối trong và ngoài nước liên tục đăng tải nhiều bài viết, video xuyên tạc tình hình thực tế chống dịch COVID-19 ở đất nước ta. Các đối tượng trích dẫn các nhận định méo mó, thiên kiến, sai lệch của Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế về Việt Nam và coi đó vừa là cơ sở, vừa là "con bài" nhằm kích động, chia rẽ cộng đồng tôn giáo trong nước phản kháng lại các quy định của các cấp chính quyền.

Cục An ninh Nội địa đã vận động các tổ chức giáo hội, vận động tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo khác nghiêm túc chấp hành quy định và nhiệt tình tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch của chính quyền, ban, ngành chức năng các cấp phát động; tham gia tuyên truyền, phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch, đối tượng xấu trong các tôn giáo khác về tình hình và công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam. Đồng thời, phối hợp với Công an các địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động của các đối tượng cực đoạn, chống đối, lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để tuyên truyền xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước…

Chia sẻ với chúng tôi, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo đều thể hiện quan điểm ủng hộ Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Xin được trích dẫn ý kiến của một số vị lãnh đạo các tôn giáo như Mục sư Bùi Văn Sản, Phó Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc cho biết: "Giáo hội chúng tôi đã thực hiện một cách triệt để, có những thông báo cụ thể về các hội thánh địa phương, hướng dẫn bà con phòng, chống dịch theo nguyên tắc 5k; đảm bảo thực hiện việc giãn cách xã hội"…

Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam cho biết: Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, các tổ chức tôn giáo chung tay, đồng lòng cùng chính quyền cả nước chống dịch thì tất cả những thông tin không chính xác, làm suy yếu tinh thần chống dịch cần phải loại bỏ. Đồng thời, cũng cần phải cảnh giác với những thông tin sai lệch, làm ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển của đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc.

Thượng tá Vũ Tiến Lợi (Cục An ninh Nội địa)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文