Chuyển biến mạnh mẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Trị

07:35 18/06/2024

Những năm qua, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tại tỉnh Quảng Trị đã làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống của hàng nghìn hộ dân ở đây. Đặc biệt, bà con từ chỗ thiếu ăn no, mặc ấm, nay không chỉ tỉ lệ hộ nghèo, cận giảm mạnh, mà đời sống văn hóa, tinh thần còn đạt được nhiều văn minh, tiến bộ.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ, vùng đồng bào DTTS và miền núi ở địa phương có diện tích hơn 313.000ha, chiếm 68% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Toàn vùng có 47 xã, thị trấn ở các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh, với gần 200.000 người, trong đó các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều chiếm chủ yếu với khoảng 95.000 người.

Chuyển biến mạnh mẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Trị -0
Người dân thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phấn khởi thu hoạch lúa đạt năng suất cao.

Qua thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, đến nay tỉ lệ hộ nghèo miền núi của tỉnh là 24%, giảm gần 20% so với năm 2020. Toàn vùng có 100% xã, thôn, bản có điện lưới quốc gia; 100% đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 77% thôn, bản có đường liên thôn theo tiêu chuẩn cứng hóa giúp bà con thuận lợi giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.

Tất cả các xã ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh đều có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và trường Tiểu học, 75% số xã có trường THCS. Tỉ lệ học sinh ở đây đi học đúng độ tuổi bậc Tiểu học đạt 95%, bậc THCS 96%. Hơn 40% xã miền núi có nhà văn hóa đạt chuẩn; 88% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp phong tục, tập quán của đồng bào DTTS; 66% số hộ gia đình DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hiện, địa phương đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS và miền núi tăng trên 2 lần so với năm 2020 và tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4 - 5%/năm.

Năm 2024, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định phân bổ thêm gần 190 tỉ đồng để tiếp tục thực hiện chương trình nói trên trong năm. Trong đó, bố trí hơn 14,2 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; gần 11,3 tỷ đồng quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư những nơi cần thiết; hơn 107,4 tỷ đồng đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; gần 11,2 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng DTTS và miền núi, các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; hơn 11,5 tỷ đồng phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở đây.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị bố trí hơn 10,8 tỷ đồng thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; trên 9,5 tỷ đồng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Số kinh phí còn lại tỉnh đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đakrông phấn khởi cho biết, việc thực hiện chương trình kể trên ở địa phương đã mang lại nhiều thay đổi rất đáng mừng. Nổi bật, đến nay hệ thống đường giao thông; điện thắp sáng, sản xuất; trường học; trạm y tế; công trình nước sạch đều được đầu tư xây dựng đầy đủ đến tận từng thôn, bản. Đơn cử, năm 2024, địa phương đã đầu tư xây dựng trường THCS xã Mò Ó với mức kinh phí hơn 2,6 tỷ đồng, trường Mầm non xã Tà Rụt gần 2 tỷ đồng, bao gồm đầy đủ các phòng học và phòng đa chức năng. Ngoài ra, hầu hết các trường học trong vùng DTTS và miền núi ở địa phương xuống cấp hoặc thiếu phòng học, phòng chức năng đều đã được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp mở rộng hoặc đã có kế hoạch đầu tư xây dựng và sẽ sớm tiến hành trong thời gian tới.

Ông Trần Bình Thuận, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho hay, qua việc thực hiện chương trình này, từ năm 2022 đến nay đã có 406 hộ DTTS trên địa bàn được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất. Trong đó, có 153 hộ được hỗ trợ đất ở, 253 hộ được hỗ trợ đất sản xuất. “Đây thực sự là động lực, đòn bẩy giúp nhiều hộ DTTS vươn lên thoát nghèo. Điển hình như mô hình trồng cà phê chè catimor, chuối mật móc của bà con ở các xã Tân Long, Tân Liên và Tân Thành, với thu nhập hộ/ năm từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỉ đồng”, ông Thuận nói.

Thanh Bình

Việt Nam vốn đa dạng về văn hóa và ẩm thực cũng là một nét đặc trưng để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn khá nhức nhối trong xã hội. Việc quảng cáo thổi phồng các thực phẩm, đồ ăn, thức uống… đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn, đòi hỏi sự vào cuộc của quyết liệt của cả cộng đồng và cơ quan chức năng.

Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc chuyến công du 3 nước đồng minh quan trọng nhất trong khối Arab, gồm Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đến nơi nào, ông Trump cũng mang đến một sự kiện gây chú ý.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng đến Viện VKSND tỉnh Thái Bình, đề nghị truy tố 42 bị can là cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 170 Bộ luật Hình sự. Trong đó có Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Đồng Xuân Thụ, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Hệ thống quản lý giao thông thông minh, trạm thu phí, kiểm soát tải trọng xe (hệ thống giám sát điều hành giao thông) thuộc các Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông phải hoàn thành đồng bộ với các dự án cao tốc đang triển khai thi công mới có thể triển khai công tác thu phí đường bộ. Đó là những nội dung quan trọng trong báo cáo mới đây được Bộ Xây dựng gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn. Người địa phương gọi tên sông bằng những âm sắc giản dị, có lúc “sông Khe”, có lúc “Thác Ma”, với những ghềnh thác đổ ào ạt như tiếng người hò đêm chống Mỹ, cứu nước năm xưa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.