Đảm bảo an toàn các hồ, đập trong mùa mưa bão

07:50 15/09/2021

Trước tình trạng một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện xảy ra sự cố sạt trượt đất đá, xuất lộ nước từ đường hầm, bị xuống cấp gây mất an toàn, lãnh đạo các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Bình Định đã chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư công trình hồ, đập khẩn trương thực hiện các giải pháp gia cố, khắc phục hạng mục xuống cấp, sạt lở để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích hồ chứa khoảng hơn 2 tỷ m³, trong đó có 8 hồ chứa loại lớn, còn lại là hồ chứa loại vừa và nhỏ.

dam-bao-an-toan-1.jpg.jpg -0
Vai trái chân đập thủy điện Hương Điền từng xảy ra sự cố sạt lở.

Quá trình hoạt động, có một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện bị hư hỏng hạng mục phụ trợ, đập đất có hiện tượng sạt trượt mái và thấm nhẹ, các thiết bị cơ khí xuống cấp, một số công trình đường và công trình trên kênh xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp. Như vụ sạt lở đất, đá xảy ra cách vai trái chân đập thủy điện Hương Điền (thị xã Hương Trà) từ 60-200m, đoạn thuộc lưu vực sông Bồ với khối lượng sạt lở lên đến 5.000m³ vào đầu tháng 12/2020. Rất may, vụ sạt lở không gây tắc nghẽn dòng chảy, không gây ảnh hưởng đến an toàn Nhà máy thủy điện Hương Điền. Công ty CP Thủy điện Hương Điền cũng đã có phương án gia cố điểm sạt lở trên.

Hay khi Nhà máy thủy điện A Lưới (ở huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế) đang vận hành phát điện với công suất 20MW (2 tổ máy/mỗi tổ 10MW) thì vào tháng 1/2021, đã xuất hiện sự cố xuất lộ nước từ đường hầm tại cơ 177 trên mái chính diện nhà máy, nước chảy tràn xuống ngập sân nhà máy 30cm kéo theo bùn đất và đá. Lưu lượng nước xuất lộ ra tại cơ 177 khoảng 9m³/s. Vụ việc khiến Nhà máy thủy điện A Lưới phải dừng phát điện trong nhiều tháng để khắc phục sự cố…

Để đảm bảo an toàn công trình hồ, đập trong mùa mưa bão, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các chủ đập, hồ thủy lợi, chủ đầu tư các dự án, tổ chức vận hành các cửa van, thiết bị xả lũ của các hồ chứa nước; bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã tổ chức kiểm tra thực tế các hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Thọ Sơn.

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Công ty CP Thủy điện Hương Điền cho biết, đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, thiết bị phòng, chống thiên tai đúng theo phương án của các cơ quan chức năng phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn vận hành công trình hồ đập trong mùa mưa lũ năm nay. Toàn bộ hệ thống thiết bị được kiểm tra, bảo dưỡng đạt yêu cầu.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các nhà máy thủy điện phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với bão lũ trong mọi tình huống. Trong đó cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc, nguồn điện dự phòng; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí.

Đồng thời phối hợp với các địa phương, nhất là trong các tình huống thủy điện tiến hành điều tiết nguồn nước cũng như tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa trong mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du. Đối với các hồ chứa đang triển khai sửa chữa, nâng cấp cần đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn. Đặc biệt lưu ý các đơn vị cần khẩn trương xây dựng phương án ứng phó thiên tai, ứng phó tình huống khẩn cấp cho công trình đang thi công.

Còn tại tỉnh Bình Định, mặc dù có nhiều hồ chứa nước thủy lợi được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, nhưng đến nay vẫn còn một số hồ chứa đang xuống cấp, thiếu an toàn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ. Đơn cử, tại hồ chứa nước thủy lợi Hóc Thánh, ở xã Bình Tường (huyện Tây Sơn) hiện đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều nơi ở trên thân và mái đập đã bị sạt lở, nứt nẻ ngang, dọc, khoét rỗng tạo nên những khe suối có chiều sâu từ 20 - 30 cm. Thân đập bằng đất nên thường xuyên bị nước thẩm thấu. Các hạng mục bằng bê tông cốt thép trong lòng hồ, nhất là cửa xả lũ ở phía Tây hồ đã hỏng hóc với nhiều khối bê tông đứt gãy, vỡ vụn. Trong khi hồ này nằm lưng chừng núi, dưới hồ có khá nhiều hộ dân ở xóm 10 và xóm 11, thôn Hòa Trung đang sinh sống.

Ông Trần Công Dũng, Chủ tịch UBND xã Bình Tường, nhìn nhận: Hồ chứa nước thủy lợi Hóc Thánh được xây dựng vào cuối năm 1980, với dung tích chứa khoảng 400.000m³, đảm bảo cung ứng nước tưới cho hơn 60ha lúa và hoa màu ở địa phương. Tuy nhiên, do khai thác, sử dụng đã lâu, trong khi hơn 10 năm nay, hồ chưa được sửa chữa lần nào nên hồ chứa xuống cấp ngày càng nặng. Để đảm bảo an toàn cho công trình, xã Bình Tường chủ động không tích nước; đồng thời, lên phương án, huy động lực lượng, sẵn sàng di dời người dân sống phía dưới hồ khi có mưa lũ lớn diễn ra. Hiện nay, địa phương đang chờ nguồn kinh phí để nâng cấp, sửa chữa hồ để vừa đảm bảo cung ứng nước tưới, vừa đảm bảo an toàn cho người dân.

Tương tự, hồ chứa nước thủy lợi Đá Bàn, ở xã Cát Hải, huyện Phù Cát nằm gần khu dân cư thôn Vĩnh Hội, hiện cũng đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Hồ chứa này có đập đất được lát đá khan, nhưng đã bị bong tróc, cây gai xâm lấn thân đập. Các cửa tràn xả lũ bằng sắt cũng đã bị rỉ mục, mất tác dụng.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có 163 hồ chứa thủy lợi có dung tích từ 50.000m³ trở lên. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 36 hồ bị hư hỏng xuống cấp, trong đó có 12 hồ bị hư hỏng thuộc diện xung yếu cần hạn chế tích nước trong năm 2021 như: Cây Sung, Hóc Thánh, Nam Hương, Hải Nam (huyện Tây Sơn), Đá Bàn (huyện Phù Cát), Thuận An (huyện Phù Mỹ), Suối Cầu (huyện Vân Canh)…

Hầu hết, các hồ chứa nước thủy lợi này có mặt cắt đập không đảm bảo, mái thượng hạ lưu chưa được gia cố sạt lở, thiếu vật thoát nước, cây cối trên mái đập chưa được phát dọn, một số đập có hiện tượng thấm, tổ mối trên đập. Các cửa van tràn chưa được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, lan can cầu thang bị rỉ sét, tràn tự do chưa được gia cố, sửa chữa nâng cấp, chủ yếu là tràn đất, hành lang thoát lũ chưa được phát dọn thông thoáng, chưa tháo dỡ vật cản trên tràn, trụ rào lưới chắn cá, còn đắp đất, bao cát trên tràn…

 Anh Khoa - Khánh Châu

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.