Đảm bảo an toàn các hồ, đập trong mùa mưa bão

07:50 15/09/2021

Trước tình trạng một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện xảy ra sự cố sạt trượt đất đá, xuất lộ nước từ đường hầm, bị xuống cấp gây mất an toàn, lãnh đạo các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Bình Định đã chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư công trình hồ, đập khẩn trương thực hiện các giải pháp gia cố, khắc phục hạng mục xuống cấp, sạt lở để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du…

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích hồ chứa khoảng hơn 2 tỷ m³, trong đó có 8 hồ chứa loại lớn, còn lại là hồ chứa loại vừa và nhỏ.

Vai trái chân đập thủy điện Hương Điền từng xảy ra sự cố sạt lở.

Quá trình hoạt động, có một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện bị hư hỏng hạng mục phụ trợ, đập đất có hiện tượng sạt trượt mái và thấm nhẹ, các thiết bị cơ khí xuống cấp, một số công trình đường và công trình trên kênh xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp. Như vụ sạt lở đất, đá xảy ra cách vai trái chân đập thủy điện Hương Điền (thị xã Hương Trà) từ 60-200m, đoạn thuộc lưu vực sông Bồ với khối lượng sạt lở lên đến 5.000m³ vào đầu tháng 12/2020. Rất may, vụ sạt lở không gây tắc nghẽn dòng chảy, không gây ảnh hưởng đến an toàn Nhà máy thủy điện Hương Điền. Công ty CP Thủy điện Hương Điền cũng đã có phương án gia cố điểm sạt lở trên.

Hay khi Nhà máy thủy điện A Lưới (ở huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế) đang vận hành phát điện với công suất 20MW (2 tổ máy/mỗi tổ 10MW) thì vào tháng 1/2021, đã xuất hiện sự cố xuất lộ nước từ đường hầm tại cơ 177 trên mái chính diện nhà máy, nước chảy tràn xuống ngập sân nhà máy 30cm kéo theo bùn đất và đá. Lưu lượng nước xuất lộ ra tại cơ 177 khoảng 9m³/s. Vụ việc khiến Nhà máy thủy điện A Lưới phải dừng phát điện trong nhiều tháng để khắc phục sự cố…

Để đảm bảo an toàn công trình hồ, đập trong mùa mưa bão, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các chủ đập, hồ thủy lợi, chủ đầu tư các dự án, tổ chức vận hành các cửa van, thiết bị xả lũ của các hồ chứa nước; bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã tổ chức kiểm tra thực tế các hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Thọ Sơn.

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Công ty CP Thủy điện Hương Điền cho biết, đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, thiết bị phòng, chống thiên tai đúng theo phương án của các cơ quan chức năng phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn vận hành công trình hồ đập trong mùa mưa lũ năm nay. Toàn bộ hệ thống thiết bị được kiểm tra, bảo dưỡng đạt yêu cầu.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các nhà máy thủy điện phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với bão lũ trong mọi tình huống. Trong đó cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc, nguồn điện dự phòng; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí.

Đồng thời phối hợp với các địa phương, nhất là trong các tình huống thủy điện tiến hành điều tiết nguồn nước cũng như tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa trong mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du. Đối với các hồ chứa đang triển khai sửa chữa, nâng cấp cần đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn. Đặc biệt lưu ý các đơn vị cần khẩn trương xây dựng phương án ứng phó thiên tai, ứng phó tình huống khẩn cấp cho công trình đang thi công.

Còn tại tỉnh Bình Định, mặc dù có nhiều hồ chứa nước thủy lợi được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, nhưng đến nay vẫn còn một số hồ chứa đang xuống cấp, thiếu an toàn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ. Đơn cử, tại hồ chứa nước thủy lợi Hóc Thánh, ở xã Bình Tường (huyện Tây Sơn) hiện đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều nơi ở trên thân và mái đập đã bị sạt lở, nứt nẻ ngang, dọc, khoét rỗng tạo nên những khe suối có chiều sâu từ 20 - 30 cm. Thân đập bằng đất nên thường xuyên bị nước thẩm thấu. Các hạng mục bằng bê tông cốt thép trong lòng hồ, nhất là cửa xả lũ ở phía Tây hồ đã hỏng hóc với nhiều khối bê tông đứt gãy, vỡ vụn. Trong khi hồ này nằm lưng chừng núi, dưới hồ có khá nhiều hộ dân ở xóm 10 và xóm 11, thôn Hòa Trung đang sinh sống.

Ông Trần Công Dũng, Chủ tịch UBND xã Bình Tường, nhìn nhận: Hồ chứa nước thủy lợi Hóc Thánh được xây dựng vào cuối năm 1980, với dung tích chứa khoảng 400.000m³, đảm bảo cung ứng nước tưới cho hơn 60ha lúa và hoa màu ở địa phương. Tuy nhiên, do khai thác, sử dụng đã lâu, trong khi hơn 10 năm nay, hồ chưa được sửa chữa lần nào nên hồ chứa xuống cấp ngày càng nặng. Để đảm bảo an toàn cho công trình, xã Bình Tường chủ động không tích nước; đồng thời, lên phương án, huy động lực lượng, sẵn sàng di dời người dân sống phía dưới hồ khi có mưa lũ lớn diễn ra. Hiện nay, địa phương đang chờ nguồn kinh phí để nâng cấp, sửa chữa hồ để vừa đảm bảo cung ứng nước tưới, vừa đảm bảo an toàn cho người dân.

Tương tự, hồ chứa nước thủy lợi Đá Bàn, ở xã Cát Hải, huyện Phù Cát nằm gần khu dân cư thôn Vĩnh Hội, hiện cũng đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Hồ chứa này có đập đất được lát đá khan, nhưng đã bị bong tróc, cây gai xâm lấn thân đập. Các cửa tràn xả lũ bằng sắt cũng đã bị rỉ mục, mất tác dụng.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có 163 hồ chứa thủy lợi có dung tích từ 50.000m³ trở lên. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 36 hồ bị hư hỏng xuống cấp, trong đó có 12 hồ bị hư hỏng thuộc diện xung yếu cần hạn chế tích nước trong năm 2021 như: Cây Sung, Hóc Thánh, Nam Hương, Hải Nam (huyện Tây Sơn), Đá Bàn (huyện Phù Cát), Thuận An (huyện Phù Mỹ), Suối Cầu (huyện Vân Canh)…

Hầu hết, các hồ chứa nước thủy lợi này có mặt cắt đập không đảm bảo, mái thượng hạ lưu chưa được gia cố sạt lở, thiếu vật thoát nước, cây cối trên mái đập chưa được phát dọn, một số đập có hiện tượng thấm, tổ mối trên đập. Các cửa van tràn chưa được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, lan can cầu thang bị rỉ sét, tràn tự do chưa được gia cố, sửa chữa nâng cấp, chủ yếu là tràn đất, hành lang thoát lũ chưa được phát dọn thông thoáng, chưa tháo dỡ vật cản trên tràn, trụ rào lưới chắn cá, còn đắp đất, bao cát trên tràn…

 Anh Khoa - Khánh Châu

Áp lực giao thông gia tăng nên thời gian qua, dù thành phố đã đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông nhưng việc triển khai các dự án giao thông tại đô thị còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm mới, đột phá nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới theo kết luận của Bộ Chính trị và đáp ứng sự mong mỏi của người dân.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước với tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng người nhập cư đến rất đông. Đặc điểm này kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, đối tượng sử dụng, nghiện ma túy phạm tội ngày càng nhiều…

Nhằm phản ứng với việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan (Trung Quốc) và đáp trả các biện pháp trừng phạt mà Washington áp lên doanh nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh hôm 22/5 liệt một loạt tổ hợp quốc phòng Mỹ vào danh sách đen. 

Sau khoảng 10 giờ khẩn trương tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ, đến hơn 10h ngày 22/5, các lực lượng chức năng của tỉnh Bắc Kạn đã tìm thấy cả ba thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất đá vào một nhà dân tại thôn Phiêng Pục (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), xảy ra đêm 21/5 rạng sáng 22/5/2024.

Ba nước gồm Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha ngày 22/5 đưa ra động thái mang tính lịch sử khi tuyên bố sẽ công nhận một Nhà nước Palestine, cho rằng đây là động lực giải quyết xung đột tại Gaza, tuy nhiên, lại khiến Israel lên án và ngay lập tức ra lệnh triệu hồi các Đại sứ của mình từ Na Uy và Ireland về nước.

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, chiều 22/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) cho rằng, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định.

Trong 2 năm liên tiếp, đội chạy tiếp sức 4x400m nữ đều giành HCV tại sân chơi châu Á. Tấm HCV mới đây ở Giải vô địch điền kinh tiếp sức châu Á 2024 dù chưa thể chạm tới cột mốc thành tích để hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024 nhưng cũng mang lại động lực cho các nhà quản lý cũng như giới chuyên môn.

Ngày 22/5, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Việt Trì đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với ông Lê Trường Giang, HKTT: Khu 9, phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

Đối tượng Nguyễn Lê Quân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tài Phước Đức (địa chỉ tại phường Trường An, TP Huế) đã móc nối, cấu kết với các kế toán mua bán trái phép hóa đơn để kê khai chi phí đầu vào nhằm được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT), gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文