Đào Nhật Tân trên cao nguyên ngóng Tết

12:30 23/01/2015
Gần 1.000 gốc đào Nhật Tân giữa miền đất kinh tế mới của người Hà Nội trên cao nguyên Lâm Đồng đang trông ngóng xuân về để đơm hoa đón Tết.

Cách đây 15 năm, ông Chu Đức Lợi (58 tuổi) lặng lẽ đưa vợ con rời quê nhà làng đào nổi tiếng Nhật Tân (Hà Nội) vào thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) lập nghiệp. Ngày vận chuyển đồ đạc vào Nam, ông Lợi không quên đem theo những cành đào quý vào trồng để giữ lấy hương vị quê hương trên vùng đất mới. Với ông, những cành đào không đơn thuần là một lại cây được ưu ái đặc biệt chơi cảnh ngày Tết mà còn linh hồn của quê hương Nhật Tân, là cội nguồn của tổ tiên, dòng họ truyền đời nối kiếp gìn giữ qua nhiều thế hệ, nó trở nên linh thiêng, không thể thiếu đối với những người xa quê như gia đình ông.


Nhấp ngụm nước trà xanh đậm đà chất người Bắc, ông Lợi chậm rãi kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện làm hoa đào với chất giọng nhẹ nhàng của người Hà Nội gốc. Đó là vào năm 2007, trong một lần vào Lâm Hà thăm gia đình anh trai, thấy vùng  này bằng phẳng, màu mỡ, khí hậu ôn hòa, giá đất lại rẻ, nên lúc về nhà ông quyết định bàn với vợ con bán đất ở Hà Nội để vào Lâm Đồng lập nghiệp.

“Ban đầu, vợ con tôi chẳng ai đồng ý, chúng nó cứ nằng nặc sống chết ở lại Nhật Tân. Nhưng rồi tôi động viên mãi thì vợ tôi mềm lòng”-ông Lợi kể lại. Vậy là năm 2000, ông Lợi lặng lẽ đưa vợ con rời nơi chôn nhau cắt rốn vào vùng kinh tế mới Lâm Hà lập nghiệp với trên 1ha đất. Sẵn có kinh nghiệm trồng đào được truyền đời qua nhiều thế hệ, vợ chồng ông Lợi quyết phát triển kinh tế từ cây trồng truyền thống của quê hương- đào Nhật Tân.

Ông Chu Đức Lợi bên vườn đào nhật Tân trên đất Nam Ban.

Kinh nghiệm có thừa nhưng trên vùng đất mới, 2 năm đầu làm đào gia đình ông đã lâm vào thất bại. Ông Lợi kể: “Vợ chồng tôi đem cách chăm sóc đào ở quê vào làm nên 2 năm đầu chỉ thu hoạch được…lá. Cây tốt um nhưng không chịu ra hoa, hoặc có ra cũng không đúng vào dịp Tết. Làm đào mà hoa không nở vào dịp Tết thì có nước trắng tay, nhổ bỏ làm củi cho sớm!..”. Sang năm thứ 3, vợ chồng ông Lợi quyết định thay đổi kỹ thuật, ép không cho đào phát triển nữa để phù hợp với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng nơi đây, vậy là đào nở hoa đúng dịp Tết, từ đó vợ chồng ông Lợi đúc rút được kinh nghiệm trồng đào Nhật Tân trên vùng đất cao nguyên Lâm Đồng.

Bây giờ, trải qua 15 năm, vườn đào Nhật Tân gần 1.000 gốc đẹp như trong tranh của gia đình ông Lợi đang hứa hẹn một vụ hoa Tết bội thu. Đối với gia đình ông, đây là thời điểm bận rộn nhất trong năm. Từ sáng sớm, vợ chồng ông đã phải ra vườn tưới nước, điều chỉnh cho đào nở hoa vào đúng dịp Tết. Đào Nhật Tân ở gia đình ông Lợi nhằm vào dịp Tết thường phải cố gắng đạt được 3 điều kiện đó là vừa có quả, vừa có hoa lại vừa có lộc.

Theo ông Lợi, đào Nhật Tân trồng trên đất Lâm Đồng dễ hơn nơi quê hương ông một khi đã nắm bắt được kỹ thuật. Khí hậu ở Lâm Đồng quanh năm mát mẻ, mùa đông vẫn nắng ấm nên không phải dùng các loại thuốc hóa học để kích thích đào ra hoa như ở Nhật Tân, vậy là đã tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Nếu như ở quê hương Nhật Tân, muốn cho đào ra hoa đúng vào dịp Tết, chủ vườn phải ngắt lá trước khoảng 70 ngày, sử dụng các loại thuốc để kích thích ra hoa vì trời quá lạnh thì ở trên quê hương mới, loại đào này chỉ cần sau 30 ngày ngắt lá là tự đơm hoa rực rỡ.

Trong số gần 1.000 gốc đào có hơn 200 cây đào thế, trên 700 gốc đào cành sẽ được đưa ra thị trường vào đúng Tết Ất Mùi. Đào thế có giá bán từ 5-30 triệu đồng/cây, cho thuê từ 2 -5 triệu đồng/cây. Đào cành ngày Tết có giá từ 3 trăm đến 1 triệu đồng/cành. Với vườn đào này, mỗi năm gia đình ông Lợi thu về không dưới 300 triệu đồng tiền lãi, cao gấp nhiều lần so với trồng các loại hoa màu khác.

Ông Thái Văn Mai, Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban cho biết, gia đình ông Lợi là người đầu tiên đưa đào Nhật Tân về trồng tại địa phương. Hằng năm cứ vào giáp Tết, vườn đào của gia đình ông lại nhộn nhịp người ra vào hỏi mua, thuê đào về chơi Tết. Đào Nhật Tân trồng tại Nam Ban cho chất lượng hoa rất tốt, không thua kém ở Hà Nội.

Kim Ngân

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文