Đề xuất tạm dừng yêu cầu khách đến Việt Nam có bảo hiểm điều trị COVID-19 mức 10.000 USD

07:55 04/06/2022

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản xin ý kiến các bộ ngành liên quan đề xuất tạm dừng yêu cầu về bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm 10.000 USD đối với khách quốc tế đến Việt Nam.

Cụ thể, trong văn bản gửi Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ VHTTDL cho biết, Bộ đã đã ban hành Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15/3/2022 mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022 trong điều kiện bình thường mới.

Ngày 13/5/2022, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 416/CĐ-TTg về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Công văn số 2118/BYT-DP ngày 26/4/2022 về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với COVID-19.

Theo đó, các yêu cầu y tế đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tại Phương án số 829/PA-BVHTTDL gồm khai báo y tế, kết quả xét nghiệm đều đã tạm dừng, chỉ còn yêu cầu về bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm 10.000 USD.

Ảnh minh hoạ: Theo đề xuất mới nhất, khách du lịch đến Việt Nam không cần bảo hiểm chi trả điều trị COVID-19 có mức chi trả 10.000 USD.

Ngày 14/5/2022, theo quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01/10/2016, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 886/PC-VPCP chuyển Bộ VHTTDL chủ trì nghiên cứu, xử lý theo quy định và chức năng nhiệm vụ được giao đối với đề xuất của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) tại Văn bản số 08/Ban IV ngày 6/5/2022 về giải pháp cải thiện một số thách thức, rào cản kỹ thuật nhằm gia tăng hiệu quả thực thi chủ trương mở cửa lại hoạt động du lịch, trong đó có nội dung tạm dừng yêu cầu bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 đối với khách du lịch đến Việt Nam.

Theo quy định của Luật Du lịch, khách du lịch vào Việt Nam bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch. Thông thường, bảo hiểm du lịch chi trả các vấn đề như tại nạn, rủi ro, các bệnh cấp tính…không chi trả cho điều trị COVID-19. Tuy nhiên, việc điều trị cho ca nhiễm COVID-19 không tốn kém nhiều chi phí như trước đây, đa số không phải nằm viện điều trị dài ngày.

Căn cứ tình hình thực tiễn diễn biến dịch COVID-19 và những quy định nới lỏng về việc phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, BVHTTDL nhận thấy yêu cầu đối với khách du lịch phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 đã không còn cần thiết. Vì vậy, Bộ VHTTDL đề xuất bỏ yêu cầu về bảo hiểm có nội dung chi trả điều trị COVID-19 đồng thời dừng Phương án số 829/PA-BVHTTDL. Các yêu cầu an toàn y tế đối với khách du lịch thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khách du lịch tuân thủ Luật Du lịch và pháp luật liên quan.

Theo văn bản này, Bộ VHTTDL nhận ý kiến đóng góp bằng văn bản trước ngày 6/6/2022 đối với việc dừng Phương án số 829/PA-BVHTTDL và bỏ yêu cầu về bảo hiểm có nội dung chi trả điều trị COVID-19. Nếu quá thời hạn xin ý kiến nói trên, các Bộ khác không trả lời thì xem như đồng ý với ý kiến của Bộ VHTTDL.

Hoa Nguyễn

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文