Đổi thay từ chương trình nông thôn mới ở huyện Đồng Xuân

11:37 17/04/2025

Bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần tạo nên diện mạo kinh tế - xã hội vùng đất này ngày càng đổi mới và phát triển.

Là người dân ở xã Xuân Sơn Nam – địa phương về đích NTM đầu tiên và cũng là xã duy nhất đạt chuẩn NTM nâng cao ở huyện Đồng Xuân, ông Phạm Hoàng Thái, trú ở thôn Tân Long, tự hào chia sẻ:

“Nhận thức trách nhiệm công dân góp phần đổi mới đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương, đông đảo người dân ở đây đồng thuận, tích cực tham gia các hoạt động trong chương trình xây dựng NTM. Đặc biệt là nhiều gia đình tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền và vật tư cùng với nhân lực lao động xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa, đường hoa, cây xanh, bảo vệ môi trường đường thôn, ngõ xóm “sáng, xanh, sạch, đẹp”… Với riêng gia đình tôi rất vui và hạnh phúc khi được hiến đất xây dựng đường bê tông nông thôn”.

dxtt1.jpg -0
Ông Trần Quốc Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Đồng Xuân kiểm tra mô hình cánh đồng mẫu lớn cây ngô sinh khối của HTX Xuân Quang 1. Ảnh: Khắc Sĩ

Cùng niềm vui đó, ông Tô Văn Nghĩa, trú ở thôn Tân Long, xã Xuân Sơn Nam, bày tỏ: “Từ chương trình NTM, đường thôn, ngõ xóm ở vùng quê này trở nên thông thoáng, người dân thoát cảnh gập ghềnh, lầy lội trong mùa mưa lũ, giao thương thuận lợi nên đời sống kinh tế - xã hội đổi mới rất nhiều so với trước đây”.

Ông Nguyễn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Xuân Phước cho biết, ngoài việc tiếp tục giữ vững NTM, đến nay xã đã đạt 17/19 tiêu chí NTM nâng cao, điều đáng nói là với vai trò chủ thể và trực tiếp hưởng lợi, người dân đồng thuận cao khi huy động các nguồn lực xã hội, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có điểm sáng điển hình 5/5 thôn đều xây dựng hoàn thành tuyến đường mẫu... Cấp ủy, chính quyền địa phương đang tập trung hoàn thành 2 chỉ tiêu còn lại để chạm đích NTM nâng cao trong năm nay, đồng thời nỗ lực phấn đấu xây dựng Xuân Phước trở thành đô thị loại 5.

Còn ông Nguyễn Quang Quyền, Chủ tịch UBND xã Xuân Quang 1 cho hay, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với người dân đã nỗ lực vượt khó, sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách nhà nước đầu tư kết hợp rà soát đánh giá và phát huy nội lực, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong xây dựng NTM, nhờ đó đến nay Xuân Quang 1 đã đạt 17/19 tiêu chí NTM.

Một trong những biện pháp đã được vận dụng linh hoạt, sáng tạo là vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng đất đai, khí hậu; khuyến khích liên kết sản xuất, hình thành các tổ hợp tác, chi hội, tổ hội nghề nghiệp để hướng đến sản xuất ổn định, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư tu sửa, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao, đồng thời vận động người dân phát huy nội lực, tu sửa, tôn tạo đường thôn, ngõ xóm ở nơi đang cư trú luôn “sáng, xanh, sạch, đẹp”.

Một góc thôn Phú Xuân B, xã Xuân Phước. Ảnh: Khắc Sĩ

Trao đổi với PV, ông Trần Quốc Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Đồng Xuân cho biết, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của mỗi người dân và doanh nghiệp trong xây dựng NTM, 5 năm qua (2021-2025), cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến xã ở huyện Đồng Xuân đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực để hình thành diện mạo NTM trên địa bàn miền núi cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnh Phú Yên.

Hơn 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, vốn đầu tư phát triển kết hợp huy động các nguồn lực xã hội cùng với việc phát huy nội lực của địa phương, đến nay đã có 6/10 xã trong huyện đạt chuẩn NTM, trong đó xã Xuân Sơn Nam đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 7 vườn mẫu NTM, 21 sản phẩm do địa phương sản xuất, chế biến đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Trong năm nay, xã Xuân Quang 1 phấn đấu về đích NTM, xã Xuân Phước đặt mục tiêu đạt chuẩn NTM nâng cao.

Điều đáng ghi nhận là đời sống của người dân ở các xã đạt chuẩn NTM thật sự nâng cao, tỷ lệ hộ gia đình nghèo và cận nghèo giảm thiểu rõ nét, nhiều nguồn lực đã được huy động hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm ổn định quốc phòng – an ninh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 92% giá trị sản xuất, bình quân trong 5 năm (2021-2025) tăng 1,73%; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn 56%, khoa học kỹ thuật, công nghệ được ứng dụng trong sản xuất nông, lâm, công nghiệp; giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt gần 61 triệu đồng/ha; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.600 lao động, thu nhập trong năm 2025 của mỗi nông dân ước đạt 49,7 triệu đồng/năm, tăng 1,29 lần so với năm 2020.

Đường làng Tân An – khu dân cư kiêu mẫu ở xã nông thôn mới nâng cao Xuân Sơn Nam “sáng, xanh, sạch, đẹp”. Ảnh: Khắc Sĩ

Nhiều gam màu sáng, đẹp trong bức tranh kinh tế - xã hội ở huyện Đồng Xuân được hình thành từ chương trình NTM; nguồn thu ngân sách năm 2014 tăng gấp đôi so với năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 ước đạt 52,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4,5%.

“Khó khăn thử thách vẫn còn trên chặng đường phía trước, nhưng bằng sức mạnh tổng hòa ý Đảng, lòng dân, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Xuân đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiều biện pháp để 8/10 xã đạt chuẩn NTM trước khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và bỏ cấp huyện, trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 10 vườn mẫu NTM và 30 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao” – ông Trần Quốc Huy chia sẻ thêm.

Về huyện miền núi Đồng Xuân hôm nay, nhiều người dân đều cảm nhận sức sống mới căng tràn trên con đường đổi mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng kiên cường trong hai cuộc kháng chiến; đoàn kết, nỗ lực vượt khó trong xây dựng và phát triển giữa thời bình. Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia NTM là một yếu tố góp phần tạo nên diện mạo mới của huyện Đồng Xuân.

Hữu Toàn - Khắc Sĩ

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Tự quảng cáo mình là kế toán, có kinh nghiệm làm kế toán thuế cho nhiều doanh nghiệp, chuyên giúp các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế GTGT được hưởng lợi cao, tin vào lời “chém gió” của Nguyễn Thị Thu, nhiều bị hại đã chuyển tiền cho Thu để nhờ làm thủ tục hoàn thuế GTGT và bị chị ta chiếm đoạt.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuất hiện tình trạng người dân là chủ vườn, rừng tổ chức trồng xen cây keo và huỳnh đàn với mật độ dày đặc. Chính quyền địa phương cho biết sẽ kiểm tra việc trồng cây huỳnh đàn vào các rẫy keo hoặc dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Trên cơ sở đó huyện sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.