Đồng bào Cơ Tu chung sức gìn giữ "phên giậu" của Tổ quốc

08:01 19/05/2023

Tại tỉnh Quảng Nam, phần lớn bà con đồng bào Cơ Tu sống tập trung tại các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang. Trong nhiều năm qua, đồng bào Cơ Tu luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cùng nhau đoàn kết, chung sức xây dựng, gìn giữ quê hương ngày càng yên bình, tươi đẹp.

Riêng tại huyện biên giới Tây Giang có khoảng 22.000 dân gồm 15 thành phần dân tộc, trong đó đồng bào Cơ Tu chiếm đến 96,5%. Mặc dù cuộc sống nơi miền biên viễn còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, song trong mỗi nếp nhà nơi đây có một nét đẹp rất đáng trân quý là ngay gian chính giữa nhà đều được bố trí bàn thờ có ảnh Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc được treo trang trọng.

Đại úy Hốih Dương, Trưởng Công an xã Tr'hy (thứ tư từ trái sang) cùng tổ công tác Công an huyện Tây Giang đến từng bản, làng vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.

Không chỉ trong các gia đình người lớn tuổi, ở các hộ gia đình trẻ cũng đều giữ gìn nét đẹp truyền thống này. Đây là biểu hiện sinh động cho tấm lòng của đồng bào Cơ Tu luôn ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Trước kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), anh Bríu Tích (SN 1983, trú thôn Arớh, xã Lăng, huyện Tây Giang) đã tỉ mỉ lau dọn ở khu vực bàn thờ có ảnh Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc được anh bố trí trang trọng ngay chính giữa căn nhà của mình.

Anh Tích kể, từ cách đây hơn 5 năm, khi lập gia đình ra làm nhà mới ở riêng, anh đã bố trí gian trung căn nhà để làm nơi đặt ảnh Bác và cờ Tổ quốc. "Không chỉ riêng gia đình tôi mà các gia đình trong thôn, trong xã đều có bố trí ảnh Bác và cờ Tổ quốc ở nơi trang trọng giữa nhà. Đó là tấm lòng của đồng bào Cơ Tu chúng tôi dành cho Đảng, cho Bác Hồ", anh Tích chia sẻ.

Ơn Đảng, ơn Bác Hồ, đồng bào Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang bên cạnh việc nhắc nhở nhau sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, họ còn giúp nhau làm ăn kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào, góp phần xây dựng nông thôn mới trên quê hương. Ông Arâl Thương, Bí thư Đảng ủy xã A Nông, huyện Tây Giang cho biết, toàn xã hiện có 1.238 nhân khẩu, trong đó đồng bào Cơ Tu chiếm 99%. Không chỉ nhà nào cũng có ảnh Bác và cờ Tổ quốc được bố trí nơi trang trọng, vào mỗi dịp lễ, Tết, đồng bào Cơ Tu địa phương đều tự giác treo cờ Tổ quốc ở trước nhà, tạo nên nét đẹp văn hóa ở vùng biên giới xa xôi.

"Nhà nào có điều kiện thì tự trang bị ảnh Bác và cờ Tổ quốc, với những hộ nghèo, khó khăn thì xã hỗ trợ. Là địa bàn biên giới xa xôi, còn rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân mà bộ mặt của xã A Nông ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, người dân luôn chú trọng đến giữ gìn, phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu địa phương", ông Thương bày tỏ.

Ông Bhling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang chia sẻ, vào mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ, đồng bào Cơ Tu trên địa bàn huyện đều hội ngộ, cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người dân cũng chia sẻ cho nhau những cách làm hay để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giữ rừng, giữ bản.

Là một người đồng bào Cơ Tu quê ở xã A Tiêng, huyện Tây Giang, Đại úy Hốih Dương, Trưởng Công an xã Tr'hy, huyện Tây Giang cho biết, trong căn nhà nhỏ của anh cũng như bao gia đình khác ở vùng biên giới Tây Giang đều có ảnh Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc. Đó là niềm tự hào với đồng bào Cơ Tu và giúp bà con luôn nhắc nhớ về công ơn lớn lao của Đảng, của Bác Hồ, qua đó càng làm cho bà con tin yêu hơn về Đảng, về chế độ, cùng chung sức, đồng lòng bảo vệ bình yên vùng biên giới và xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự quan tâm của gia đình, thầy cô, sau khi tốt nghiệp Trung cấp An ninh nhân dân hơn 10 năm trước, Đại uý Hốih Dương được phân công về Công an huyện Tây Giang. Đến tháng 3/2020, thực hiện chủ trương điều động Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, anh đã đã tình nguyện và được giao làm Trưởng Công an xã Tr'hy đến nay. "Ở địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn, song bản thân tôi và tập thể Công an xã luôn nỗ lực bám sát địa bàn cơ sở, lấy Sáu điều Bác Hồ dạy CAND làm "kim chỉ nam" cho mọi hành động; vượt qua khó khăn, cùng với nhân dân siết chặt tay, cùng bảo vệ bình yên nơi "phên giậu" của Tổ quốc", Đại úy Hốih Dương bộc bạch.

Ngọc Thi

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác với thủ đoạn trên, đặc biệt là các lời mời kết bạn trên mạng xã hội để chat sex, gọi video, gửi hình ảnh nhạy cảm. Khi gặp các trường hợp bị đe dọa như trên, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

Sáng 9/5) Cơ quan CSĐT Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Trần Văn Duy (SN 1991, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” để chiếm đoạt tài sản.

Sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuân (SN 1973, trú Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) do có hành vi phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Dự án Kè bờ sông Cần Thơ – Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng chưa đưa vào khai thác sử dụng đã xảy ra tình trạng nứt dọc cục bộ tại một số vị trí bê tông lót vỉa hè phía sau kè.

Với 2 pha lập công chỉ trong chưa đầy 3 phút, Real có màn ngược dòng ấn tượng trước Bayern trong trận đấu bán kết lượt về Champions league 2023/2024 diễn ra sáng 9/5.

Trữ lượng đất làm vật liệu san lấp công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn. Tỉnh này đã quy hoạch hàng chục mỏ đất để khai thác đất đắp, san lấp công trình nhưng do vướng thủ tục cấp phép nên không thể khai thác. Thiếu đất đắp, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh này đang chậm trễ tiến độ.

Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 17 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng có 10 lần tăng và 7 lần giảm giá, mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa có 9 lần tăng và 8 lần giảm giá, mặt hàng dầu mazut có 12 lần tăng và 5 lần giảm giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文