Đồng bào thiểu số chung sức giữ rừng ở miền núi Nam Giang

20:38 10/05/2024

Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) tại huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) mang lại hiệu quả cao. Có được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của lực lượng chuyên trách BVR còn có vai trò hết sức quan trọng của người dân địa phương.

Không chỉ tham gia bảo vệ rừng được giao và khoán cho cộng đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng bào các dân tộc tại huyện Nam Giang còn thường xuyên phối hợp với lực lượng chuyên trách của Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Nam Giang thực hiện các đợt tuần tra, kiểm tra nhằm bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có trên địa bàn.

Lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng huyện Nam Giang băng rừng, vượt suối thực hiện tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng.

Qua trò chuyện, ông Nguyễn Minh Tâm, Trạm trưởng Trạm QLBVR số 1 thuộc BQL RPH Nam Giang tại thị trấn Thạnh Mỹ cho biết, đơn vị này được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 4.200ha rừng với 07 tiểu khu nằm trong RPH; ngoài ra, Trạm còn phối hợp, hỗ trợ các cộng đồng dân cư và UBND thị trấn thực hiện các hoạt động quản lý, bảo hệ hơn 9.000ha rừng ngoài lâm phận Ban.

“Trạm chúng tôi hiện có 12 cán bộ, nhân viên, trong đó có 11 người là đồng bào Cơ Tu sinh sống tại địa phương. Mặc dù công tác QLBVR trên thực tế rất khó khăn, vất vả; song chúng tôi luôn nỗ lực để bảo vệ “lá phổi xanh” trong lâm phận được giao nói riêng và địa bàn thị trấn Thạnh Mỹ nói chung”, ông Tâm chia sẻ.

Hằng tháng, các cán bộ, nhân viên Trạm QLBVR số 1 đều tổ chức ít nhất 03 đợt tuần tra, kiểm soát trong rừng với thời gian 05 ngày/1 đợt; ứng dụng phần mềm Smart để theo dõi đa dạng sinh học, ghi nhận thông tin, lộ trình và báo cáo kết quả tuần tra theo quy định. Để tổ chức chuyến đi, lực lượng QLBVR phải gùi cõng theo gạo, thức ăn, lều bạc để ăn ở, ngủ trong rừng.

Cán bộ Trạm quản lý, bảo vệ rừng số 1 thị trấn Thạnh Mỹ trao đổi với người dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng trong lâm phận.

Ngoài ra, Trạm QLBVR số 1 còn tổ chức đi tuần thường xuyên tại các khu vực vùng biên của lâm phận, nơi tiếp giáp với nương rẫy, rừng trồng của người dân để tuyên truyền và ngăn chặn các hành vi trái quy định của Luật Lâm nghiệp. Trong thời điểm nắng hạn gay gắt kéo dài như hiện nay, công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân cũng được đặc biệt chú trọng; bên cạnh việc họp thôn thì qua các cuộc gặp, vận động từng hộ gia đình, cá nhân, tuyên truyền lưu động bằng loa phát thanh cũng là những biện pháp hữu hiệu được Trạm số 1 triển khai thường xuyên.

Anh Ahó Trung, người đồng bào Cơ Tu, là một cán bộ chuyên trách tại Trạm QLBVR số 1 thị trấn Thạnh Mỹ cho biết anh làm tại Trạm đã được hơn 4 năm nay: “Anh em chúng tôi ở đây trực 6 ngày thì được nghỉ 3 ngày, luân phiên đổi ca để đảm bảo quân số làm nhiệm vụ. Ăn uống thì anh em tự nấu ăn với nhau. Mặc dù nhà gần Trạm, song chúng tôi ít về nhà lắm. Mình cũng như anh em ở Trạm, luôn ý thức được rằng việc QLBVR là rất cần thiết nên dù có nhiều khó khăn, vất vả, song chúng tôi ai cũng đoàn kết, nỗ lực và cùng giúp đỡ, chia sẻ, động viên nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, anh Trung tâm sự.

Bên cạnh lực lượng chuyên trách của Trạm QLBVR số 1 thị trấn Thạnh Mỹ thì cộng đồng tổ dân phố (TDP) Pà Dấu 2, cũng là 01 trong 08 cộng đồng tham gia vào công tác QLBVR trên địa bàn thị trấn Thạnh Mỹ. Thấu hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng nên người dân ai cũng đồng tình tham gia.

Bà Zơ Râm Chiếu, Tổ trưởng TDP Pà Dấu 2 chia sẻ rằng: "các hộ dân là người đồng bào Cơ Tu trong tổ đều tham gia QLBVR; duy trì tập quán, truyền thống sống gần rừng, nhờ rừng nên chúng tôi thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng và phối hợp với lực lượng của Trạm QLBVR số 1 - Thạnh Mỹ tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở người dân không xâm hại rừng, không săn bắn động vật hoang dã trái phép, nâng cao tinh thần tố giác các hành vi trái quy định của pháp luật xảy ra trên địa bàn".

Cùng quan điểm như bà Chiếu, ông Alăng Ích (trú tại TDP Pà Dấu 2, thị trấn Thạnh Mỹ) cho rằng: "công tác QLBVR trong những năm gần đây được người dân địa phương thực hiện rất nghiêm túc, vừa đem lại sinh kế, tăng thu nhập cho người dân vừa góp phần quan trọng vào việc bảo vệ rừng, gìn giữ màu xanh, môi trường sống trong lành trên quê hương Nam Giang của chúng tôi".

Bà Doãn Thị Tuyết, Giám đốc BQL RPH huyện Nam Giang chia sẻ: "việc cộng đồng thôn, người dân cùng chung tay trong công tác QLBVR đã góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng bảo vệ rừng tại địa phương; bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chuyên trách BVR thì ý thức, trách nhiệm của người dân trong chấp hành quy định của pháp luật là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự thành, bại của công tác QLBVR và phát triển rừng trên địa bàn. Các chế độ, chính sách cho người dân tham gia QLBVR được giải quyết minh bạch, đầy đủ, đúng đối tượng nên người dân ngày càng phấn khởi, nhiệt huyết tham gia đối với công tác này".

Để tăng cường hơn nữa công tác QLBVR trong thời gian tới, đối với BQL RPH Nam Giang đã chỉ đạo các Trạm QLBVR phân công lực lượng thường xuyên nắm tình hình địa bàn ở cơ sở, tăng cường hơn nữa trong công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động kiểm soát chặt chẽ lượt người ra vào rừng, kiểm tra việc đưa các phương tiện, máy móc vào rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Tiếp tục duy trì việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra rừng của lực lượng chuyên trách BVR qua hệ thống phần mềm Smart.

Ban quản lý chỉ đạo các Bộ phận chuyên môn, các Trạm QLBVR trực thuộc phối hợp với lực lượng Hạt Kiểm lâm huyện Nam Giang để chủ động thực hiện Kế hoạch kiểm tra theo dõi diễn biến rừng; đồng thời kiểm tra, đánh giá hiện trạng diện tích rừng đề xuất đưa vào cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2024 làm cơ sở tham mưu UBND huyện có văn bản đề nghị Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam xem xét, tham mưu UBND tỉnh quyết định nhằm thúc đẩy cơ chế đảm bảo về trách nhiệm và quyền lợi trong quản lý bảo vệ rừng.

Song song đó, BQL RPH Nam Giang tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về QLBVR, trồng rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức cho các hộ dân trên địa bàn thuộc lâm phận được giao quản lý ký cam kết thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật trong công tác QLBVR và phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức đóng hơn 2.000 bảng cấm lửa, cấm chặt phá, lấn chiếm đất rừng và cấm chăn thả gia súc vào RPH tại các khu vực vùng biên của lâm phận vừa để người dân nhận biết được ranh giới RPH vừa nhắc nhở, tuyên truyền nhân dân chấp hành.

Ngọc Thi

Ngày 27/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc kiểm tra thông tin cá nhân, số lượng trái phiếu nắm giữ của bị hại, đương sự trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị liên quan. 

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Trong những ngày này các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá năm 2024 tại Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La đang mong chờ ngày công bố quyết định chính thức. Trong niềm phấn khởi vì được ra tù theo diện đặc xá, nhiều phạm nhân bày tỏ sự biết ơn của mình đối với những cán bộ quản giáo đã quan tâm, giúp đỡ, động viên họ trong những năm tháng cải tạo, trở về nẻo thiện.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文