Giải quyết "bài toán" Hà Nội ô nhiễm

13:08 14/03/2025

Vấn đề rất “nóng” hiện nay của Hà Nội là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội có chỉ số PM2.5 cao, vượt quá quy chuẩn cho phép 1,5-2 lần trong nhiều ngày. Số ngày có chất lượng không khí tốt chỉ chiếm 15%. Đó là nhận định của TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại hội thảo diễn ra sáng nay 14/3 tại Hà Nội. 

Sáng ngày 14/3, UBND TP Hà Nội phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề quan trọng "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội".

Đề xuất phạt lũy tiến các cơ gây ô nhiễm

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, Hà Nội quan tâm hàng đầu đối với công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng. Với nhiều hoạt động cải thiện đáng chú ý như xử lý ô nhiễm không khí, làm sạch sông hồ và hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, Hà Nội đang quyết liệt hành động nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống.

Tuy nhiên, chất lượng môi trường tại Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí. Để giải quyết "bài toán" này, Hà Nội rất mong muốn có sự chung tay, đồng hành, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn TP.

Tại hội thảo, TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhận định, vấn đề rất “nóng” hiện nay của Hà Nội là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội có chỉ số PM2.5 cao, vượt quá quy chuẩn cho phép 1,5-2 lần trong nhiều ngày. Số ngày có chất lượng không khí tốt chỉ chiếm 15% , trung bình 50%, kém và xấu 34%. TS Hoàng Dương Tùng cho biết, nguồn gây ô nhiễm không khí gồm giao thông (ô tô xe máy chạy xăng dầu; bụi đường); công nghiệp (các huyện ngoại thành): các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng tái chế, làng nghề.

z6405150103147-1a65d10fb936b751d9a78e7c6f08d8b2.jpg -0
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường tham dự hội thảo.

Ngoài ra, ô nhiễm còn do xây dựng, nông nghiệp (các huyện ngoại thành): trang trại chăn nuôi, sử dụng phân bón trong trồng trọt (phát sinh PM2.5 thứ cấp); đốt phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Thậm chí, ô nhiễm không khí của Hà Nội còn do ô nhiễm từ các tỉnh lân cận: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... tràn sang. TS Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh, vừa qua, TP đã có quyết tâm, thực hiện nhiều việc cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm không khí như cấm xe 16 chỗ hoạt động ở phố cổ, có lộ trình hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm…”

Hà Nội cũng đã xây dựng hệ thống quan trắc không khí tự động; triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4,5; chuyển đổi một số tuyến xe buýt sang chạy điện; giảm tối đa bếp than tổ ong… Tuy nhiên, kết quả chưa cao vì chưa kiểm soát được nguồn thải, thiếu dữ liệu, chưa có bộ phận chuyên biệt về xử lý ô nhiễm môi trường”, ông Tùng phân tích.

Ông Tùng đề xuất, việc quản lý chất lượng không khí là trách nhiệm không chỉ của UBND TP Hà Nội, của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội mà còn là của các quận/huyện và các vùng lân cận (Vùng Thủ đô). Mỗi địa phương cần phải có chỉ tiêu, trách nhiệm cụ thể về giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Cần đầu tư đáng kể về mặt tài chính, có trọng điểm, ưu tiên cho các chương trình giảm thiểu ô nhiễm; giao thông xanh, sử dụng nhiên liệu sạch, rà soát, xóa bỏ các điểm nghẽn về thể chế để huy động đủ các nguồn lực tài chính... Để tăng cường biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm, TS Tùng đề xuất “nên phạt lũy tiến theo ngày; tiền phạt tăng lên theo từng ngày...".

Thu gom, tái sử dụng nước thải và bùn

Đóng góp ý kiến, GS. TS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam nêu ra các tồn tại về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của Hà Nội như nhiều tuyến cống cũ, chắp vá; nhiều đoạn vỡ, sụt lún, tắc nghẽn... Nhiều khu vực thiếu sự kết nối, ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặt do nước thải phát tán.

Nêu giải pháp, GS.TS Nguyễn Việt Anh cho rằng, cần rà soát, cập nhật quy hoạch thoát nước TP Hà Nội. Nước, nước thải, bùn cặn cần được coi là tài nguyên và được quản lý tổng hợp, theo “chuỗi giá trị”, tái sử dụng nước thải và bùn cặn. Ông Việt Anh cũng cho rằng, cần sớm ban hành các chính sách, cơ chế đặc thù, để phát huy lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường của việc tiết kiệm nước, năng lượng; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải và bùn cặn; phát triển hạ tầng thoát nước bền vững, thu gom nước mưa, kiểm soát úng ngập và ô nhiễm.

GS. VS Châu Văn Vinh, Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Hà Nội cũng như nhiều đô thị lớn trên thế giới trong quá trình phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn…

GS.VS Châu Văn Minh, Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Những vấn đề trên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng mà còn có khả năng làm giảm khả năng thu hút đầu tư của Hà Nội cũng như sự phát triển bền vững của Thủ đô. Với thực trạng trên của môi trường Hà Nội, theo ông Vinh việc tìm kiếm các các giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, chú trọng đến vai trò của khoa học công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường.

Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc sẵn sàng bàn giao dữ liệu về môi trường cho Hà Nội: "Chúng tôi sẵn sàng bàn giao cho Hà Nội các dữ liệu của vệ tinh chuyên theo dõi thiên tai và hậu quả của biến đổi khí hậu để TP có dữ liệu hoạch định cơ chế, chính sách; mong muốn TP tạo điều kiện cho các nhà khoa học của viện nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình khoa học phù hợp với thực tế của TP để giải quyết ô nhiễm môi trường…”.

T.Linh

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu xả Hanayuki Conditioner - Chai 300g do Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty TNHH EBC Group sản xuất, đưa ra thị trường do có vi phạm; đồng thời tạm dừng hoạt động của hai công ty này.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hai dự án giao thông quan trọng của TP Cần Thơ là dự án xây dựng, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 và dự án đường tỉnh 918 giai đoạn 2 đang bị chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng và thiếu nền tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.