Hà Nội có 30 điểm ngập lụt do mưa lớn

08:27 28/05/2024

Ngày 27/5, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết,  trong một vài năm gần đây, do biến đổi khí hậu xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, lốc xoáy, mưa dông, gió rật mạnh và mưa đá xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội gây ra thiệt hại khó lường, nguy hiểm cho người, tài sản cũng như đời sống, sản xuất của nhân dân. 

Trước vấn đề này, Hà Nội đã ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với các loại hình thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.

Một điểm “phố biến thành sông” sau mưa lớn ở Hà Nội.

Theo thống kê từ Sở GTVT, với những trận mưa có lượng mưa từ 50mm/h đến 70mm/h và những trận mưa trên 100mm/h năm 2024 xảy ra trên địa bàn thành phố xuất hiện 30 điểm úng ngập dự kiến. Theo đó, lãnh đạo Sở đã yêu cầu thanh tra Sở sẽ được giao phối hợp với các đơn vị tổ chức lập chốt trực gác barie, thiết lập các biển báo báo hiệu vị trí và độ sâu mực nước, biển báo hướng dẫn giao thông, để cảnh báo cho các phương tiện qua lại; phân luồng, tổ chức giao thông để đảm bảo an toàn cho các phương tiện và tải sản của người dân. 

Đối với các vị trí sâu nguy hiểm (hố đào trần, hố ga, cầu cống...) bị ngập chìm phải rào chắn, biển báo hiệu cảnh báo, ban đêm thắp đèn chiếu sáng.  Đặc biệt tại các đầu cống, hố ga nơi có dòng chảy xiết lưu lượng nước lớn phải có cọc tiêu thông báo nguy hiểm để đề phòng tai nạn xảy ra. Tại các điểm bị úng ngập sâu phương tiện đi lại khó khăn trong trong thành phố ở các vị trí nhà chờ xe buýt, bến xe, bến tàu... bố trí lực lượng và phương tiện xe để hỗ trợ và vận chuyển nhân dân còn bị mắc kẹt ra vị trí an toàn và thuận lợi để di chuyển.

Sở GTVT cũng có phương án phân luồng giao thông các "điểm đen" ngập lụt. Cụ thể, tại phố Nguyễn Khuyến (đoạn trước cổng trường Lý Thường Kiệt ) phân luồng hướng ra các phố Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng hoặc Nguyễn Thái Học. Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt từ ngã năm Nguyễn Khuyến - Lê Duẩn đi theo hướng phố Lê Duẩn hoặc Hai Bà Trưng, từ Lý Thường Kiệt - Quán Sứ đi theo hướng Quán Sứ đi Hai Bà Trưng hoặc Quán Sứ đi Trần Hưng Đạo. Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa phân luồng ra khỏi khu vực ngập theo các hướng Phùng Hưng, Hàng Điếu, Hàng Bồ Cao Bá Quát; đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị Phân luồng ra Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Điện Biên Phủ. Vành đai 3 Đại lộ Thăng Long (ngã ba đường Lê Trọng Tấn, hầm chui hân luồng đi các hướng đê Song Phương, đê Vân Côn,  km9+656, nút giao An Khánh) đường 70 (Đại Mỗ, Miêu Nha) hoặc đi các hướng Nguyễn Văn Giáp, Châu Văn Liêm, Lê Quang Đạo…

Đáng chú ý, Hà Nội cũng lên kế hoạch ứng phó với 5 tình huống cụ thể như bão vào Hà Nội gây mưa rất to và kéo dài, nhiều tuyến đường nội đô bị ngập sâu nguy hiểm, nhiều cây cối, cột điện bị đổ chắn ngang đường gây cản trở giao thông. Một số tuyến đường huyết mạnh nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận bị ngập, sạt lở nghiêm trọng khu vực nội thành bị tê liệt mất điện, mất nước gây ảnh hưởng và làm xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

Tình huống 2, trên địa bàn thành phố xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường bộ hoặc trên tuyến đường sắt đi qua khu vực trung tâm Thủ đô làm chết và bị thương nhiều người, giao thông trên tuyến đường này không đi lại được.

Tình huống 3, tai nạn giao thông đường thuỷ nghiêm trọng trên tuyến đường sông, suối, hồ trên địa bàn Thủ đô, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. 

Tình huống 4, ngoài các tình huống giả định xảy ra như ở tình huống 1 còn xảy ra vỡ đê quan trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội và cùng một lúc xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trên các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đi qua trung tâm Thủ đô làm chết và bị thương nhiều người, giao thông trên các tuyến đường này bị chia cắt các phương tiện không lưu thông được.

Tình huống 5, Hà Nội xảy ra động đất mạnh hoặc nguyên nhân khác ở địa bàn thành phố gây sập một số nhịp cầu lớn, hoặc sập đổ nhà cao tầng, cháy nhà chung cư, gây hoảng loạn, ùn tắc giao thông, làm chết và bị thương nhiều người, phương tiện không lưu thông được. Tại từng tình huống, Hà Nội đều đưa ra kế hoạch ứng phó cụ thể, phương án xử lý, cách thức phối hợp, đảm bảo an ninh, an toàn, giao thông thông suốt, hạn chế tối đa thiệt hại cũng như giảm bớt ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Đặng Nhật

Chiều 30/6, Cục CSGT cho biết, tổ công tác của Đội TTKS giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Đội 2, Phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện một xe ô tô tư nhân “hóa trang” đội lốt thành xe của cơ quan Trung ương.

Hungary sẽ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/7. Trong bối cảnh nhiều chính trị gia ở Brussels lo rằng Thủ tướng Hungary Viktor Orban vốn theo chủ nghĩa dân túy sẽ tiếp tục duy trì luận điệu chống EU, ngày 30/6, Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của nước này đã nêu lên mục tiêu trọng tâm của Budapest nhiệm kỳ sắp tới. 

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy lớn vận chuyển từ Đức về Việt Nam.

Ngày 30/6, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa phối hợp bắt giữ một đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý, thu giữ 5 bánh heroin.

Sáng 30/6, tại Công viên Hồ Thiên Nga, khu đô thị Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã diễn ra Giải chạy Press Marathon 2024 nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) nhằm vinh danh nghề báo, lan tỏa tinh thần thể thao cộng đồng.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) ngày 30/6 đưa tin, Ấn Độ đang rót 9 tỉ USD để xây dựng một siêu cảng hàng đầu châu lục và thế giới, nhằm hỗ trợ đắc lực cho Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEC), đóng vai trò cửa ngõ đối với Hành lang Vận tải Bắc - Nam quốc tế (INSTC).

Giải chạy nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng, lan toả đến các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy...  với tinh thần "Mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi gia đình là một pháo đài trong phòng, chống ma túy", kiên quyết đấu tranh chống tội phạm ma túy, tiến tới đẩy lùi loại tệ nạn nguy hiểm này ra khỏi đời sống xã hội.

Ra đời cách đây gần 20 năm, các đài phát thanh cộng đồng ở Ấn Độ nhằm mục tiêu phục vụ cộng đồng địa phương và các nhóm thính giả cụ thể. Thời gian qua, với lợi thế được trình bày bằng tiếng bản địa, hệ thống phương tiện truyền thông này đã gia tăng nhanh chóng, mở rộng phạm vi phủ sóng đến nhiều vùng nông thôn xa xôi và ngày càng thỏa mãn được nhu cầu thông tin, giải trí của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文