Hà Nội nỗ lực đảm bảo đủ nước sạch trong mùa hè 2023

11:14 10/05/2023

Dự kiến thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè năm nay, nhu cầu sử dụng nước sạch ở  Hà  Nội  cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 5-10%, các đơn vị chức năng của TP đã chủ động lên phương án vận hành khai thác nguồn và điều tiết mạng cấp nước... Tuy  nhiên, sẽ vẫn có một số khu vực thiếu nước cục  bộ.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, dự kiến thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè năm nay, nhu cầu sử dụng nước là khoảng 1.250.000- 1.350.000m3/ngày - đêm (tăng 5-10%). Hiện tổng công suất cấp nước từ các nhà máy tập trung trên địa bàn TP đạt khoảng 1.530.000m3/ngày - đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước trong phạm vi cung cấp của hệ thống. Trong đó, 3 nguồn cấp lớn là Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội công suất khoảng 550.000m3/ngày - đêm và có thể khai thác bổ sung 100.000-120.000m3/ngày - đêm; Nhà máy Nước mặt sông Đà (giai đoạn 1) công suất 300.000m3/ngày - đêm; Nhà máy Nước mặt sông Đuống (giai đoạn 1) công suất 300.000m3/ ngày - đêm...

Vào mùa hè, dự báo nhu cầu sử dụng nước trung bình tại địa bàn cấp nước do Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội phụ trách là khoảng 680.000-720.000m3/ngày - đêm (trong các đợt nắng nóng có thể tăng lên 750.000-780.000m3/ ngày - đêm). Còn nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn do Công ty cổ phần Viwaco phụ trách là khoảng 234.000m3/ngày - đêm (vào cao điểm nắng nóng khoảng 254.000-264.000m3/ngày - đêm).

Dự kiến, thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè năm nay, nhu cầu sử dụng nước là khoảng 1.250.000- 1.350.000m3/ngày - đêm.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng Hà Nội cũng nhận định, khả năng phân phối nguồn nước chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước sạch tại các khu vực đô thị, đặc biệt là khu vực quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông đang sử dụng nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đà, nên có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại các khu vực này. Còn trường hợp xảy ra sự cố, tình trạng thiếu nước cục bộ không chỉ xảy ra với khu vực cuối nguồn mà còn ảnh hưởng tới khu vực cốt địa hình cao, những khu vực sử dụng nguồn nước mặt sông Đà. Các địa bàn chịu tác động gồm: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai...

Với địa bàn Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội phụ trách, vào cao điểm hè có thể thiếu nước tại một số khu vực cuối nguồn, cốt địa hình cao như: khu vực đê quai đường Âu Cơ; Ngõ 267, 317 và 333 phố Hoàng Hoa Thám; tập thể cao tầng khu 7,2ha Vĩnh Phúc; đường Láng; Phố Pháo Đài Láng, Vũ Ngọc Phan; ngõ 273, 295 phố Nguyễn Khoái; đầu phố Lò Đúc - Lê Văn Hưu - Hàn Thuyên; ngõ Giếng Mứt; đê Tô Hoàng, phố Lê Thanh Nghị...

Để bảo đảm cấp nước sạch hè 2023, Sở Xây dựng đã yêu cầu các đơn vị cấp nước bảo đảm duy trì, vận hành tối đa công suất các nhà máy nước, trạm cấp nước; phân bổ, điều tiết nguồn nước bảo đảm hài hòa giữa nguồn cấp và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận của từng khu vực. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và sẵn sàng, kịp thời sửa chữa, khắc phục các sự cố rò rỉ, vỡ ống, đặc biệt là tuyến truyền dẫn nước sạch sông Đà số 1 hiện có.

Khi có sự cố vỡ đường ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Nhà máy Nước sạch sông Đà, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) - đơn vị vận hành nhà máy, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, vật liệu, ống dự phòng, thiết bị, nhân lực khắc phục sự cố, để cung cấp nước cho nhân dân nhanh nhất. Thời gian sửa chữa không kéo dài quá 10 giờ/điểm vỡ.

Để bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sạch, hiện nay, Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà Viwasupco đang triển khai giai đoạn 2 của dự án nâng công suất nhà máy đang thực hiện các gói thầu đúng tiến độ. Các công trình trong giai đoạn 2 đang được trình thiết kế để Bộ Xây dựng thẩm định. Như vậy, toàn bộ đường ống giai đoạn 2 sẽ được đưa vào vận hành trong tháng 5.

Đồng thời, Viwasupco vận hành Trạm điều tiết Tây Mỗ và đoạn ống từ trạm đến đường Vành đai 3 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội đô. Công ty cổ phần Viwaco phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống điều tiết, sử dụng tối đa nguồn nước sạch sông Đuống. Đồng thời, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội triển khai phương án khai thác nguồn cấp dự phòng, điều tiết bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco...

Về phía đơn vị cấp nước, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội đang quản lý, cung cấp nước sạch cho 15 quận, huyện (trong đó phần lớn là các quận nội đô), với tổng dân số được cấp nước khoảng 3,6 triệu người. Để bảo đảm nguồn nước cấp trên địa bàn quản lý, công ty đã xây dựng giải pháp, gồm duy trì tối đa năng lực sản xuất của các nhà máy nước, đặc biệt là Nhà máy Nước Bắc Thăng Long - Vân Trì (công suất 150.000m3/ngày - đêm); sẵn sàng khai thác tăng cường nguồn nước ngầm dự phòng tại các nhà máy, trạm sản xuất để bổ sung nguồn khi nắng nóng và nhu cầu dùng nước tăng cao; phối hợp với Nhà máy Nước mặt sông Đuống, sông Đà xây dựng kế hoạch chi tiết tiếp nhận nguồn nước, dự kiến khoảng 100.000-120.000m3/ngày - đêm.

Một số khu vực nội thành sẽ vẫn xảy ra thiếu nước cục bộ.

Ngoài ra, đơn vị đã chủ động cải tạo mạng lưới cấp nước khu vực, chống thất thoát, thất thu, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước. Công ty cũng thiết lập tổng đài chăm sóc khách hàng hoạt động tự động và liên kết với các số trực của các đơn vị kinh doanh nước sạch để tiếp nhận thông tin, xử lý sự cố...

Bên cạnh việc cung ứng đủ nước sạch, chất lượng nước cũng được các sở, ngành TP Hà Nội quan tâm. Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt tại các trạm cấp nước; Đặc biệt tại các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn được phân cấp, yêu cầu các cơ quan quản lý tổng vệ sinh, duy tu bảo dưỡng trạm cấp nước...

Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho CDC Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt do các cơ sở cấp nước tập trung cung cấp hoặc các hộ gia đình tự khai thác, chú trọng tại các công trình cấp nước nông thôn.

TL

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文